Thứ Ba | 18/06/2013 09:02

Đãi vàng ở Nam Sudan: Nay còn, mai mất

Nghề đãi vàng thủ công của người Nam Sudan có nguy cơ biến mất trong vài năm tới do chính phủ nước này "mở cửa" với các nhà đầu tư nước ngoài.
Chính phủ Nam Sudan trước đây cậy nhờ chủ yếu vào nguồn thu từ dầu mỏ. Năm 2011 doanh thu từ dầu mỏ chiếm 98% ngân khố nước này. Nhưng kể từ đầu năm 2012, hoạt động khai thác dầu mỏ bị chậm lại đáng kể vì bất đồng giá dầu xuất khẩu với các nước láng giềng Sudan.

Hệ quả là không lâu sau đó, chính phủ Nam Sudan thông qua luật cho phép các công ty nước ngoài khai thác vàng, kim cương và đá cẩm thạch trên quy mô lớn ở nước này. Tuy vậy, đãi vàng hiện tại vẫn là công việc thủ công chủ yếu của người dân Nam Sudan. Một mỏ khai thác kim loại hoặc khoáng chất thường chỉ sinh lợi nhuận sau 10 năm, nhưng nguy cơ người dân nước này bị bỏ lại sau bụi vàng trong một vài năm tới là hoàn toàn có thể. Các nhà đầu tư nước ngoài đang xếp hàng dài để được tham gia đào bới mấy con sông ở Nam Sudan sau khi chính phủ nước này chính thức "mở cửa kinh doanh".

Nhiếp ảnh gia người Mỹ Adriane Ohanesian đã sống tại Sudan từ năm 2010, hiện làm việc cho hãng thông tấn Reuter. Cô ghi lại những hình ảnh đãi vàng khá thú vị của người dân nơi đây. Vài năm nữa người dân Nam Sudan có thể sẽ không còn đãi vàng như cách làm thủ công hiện tại.

Xem bộ ảnh của Adriane Ohanesian:

y
Dòng sông Singaita chảy qua làng Kapoeta ở Namorinyang, Nam Sudan.

Đây là nơi đàn ông, phụ nữ, và trẻ em Toposa đãi vàng. Toposa là một nhóm người thiểu số sống ở Nam Sudan, có truyền thống chăn thả gia súc và làm nông nghiệp. Trước đây nhiều người Toposa từng tham gia vào chuyện kinh doanh vận chuyển ngà voi. Đãi vàng và các khoáng chất quý là một phần nguồn thu nhập của người Toposa.
Đây là nơi đàn ông, phụ nữ, và trẻ em Toposa đãi vàng. Toposa là một nhóm người thiểu số sống ở Nam Sudan, có truyền thống chăn thả gia súc và làm nông nghiệp. Trước đây nhiều người Toposa từng tham gia vào chuyện kinh doanh vận chuyển ngà voi. Đãi vàng và các khoáng chất quý là một phần nguồn thu nhập của người Toposa.

3 Thiếu nữ Toposa tham gia đãi vàng ở sông Singaita.
Thiếu nữ Toposa tham gia đãi vàng ở sông Singaita.

Bát đựng lúc đãi vàng còn sót lại bên bờ sông.
Bát đựng lúc đãi vàng còn sót lại bên bờ sông.

5 Một cậu bé vác "đồ nghề" bước dọc bờ sông.
Một cậu bé vác "đồ nghề" bước dọc bờ sông.

7 Người đàn ông này có tên là Jackson Locheto, quê ở Kenya. Anh đang đeo máy dò vàng.
Người đàn ông này có tên là Jackson Locheto, quê ở Kenya. Anh đang đeo máy dò vàng.

Một phụ nữ Toposa đãi vàng ở sông Singaita.
Một phụ nữ Toposa đãi vàng ở sông Singaita.

10 Bé gái người Toposa mặc trang phục truyền thống lúc đãi vàng trên sông.
Bé gái người Toposa mặc trang phục truyền thống lúc đãi vàng trên sông.

11 Máy cân vàng trong một cửa hàng thu mua vàng của người dân ở Kapoeta.
Máy cân vàng trong một cửa hàng thu mua vàng của người dân ở Kapoeta.

12 Một người đàn ông Toposa "khoe" số vàng anh tìm được ở Nanakanak.
Một người đàn ông Toposa "khoe" số vàng anh tìm được ở Nanakanak.

8 Thị trấn Kapoeta nằm ở bờ đông sông Singaita vào buổi đêm.
Thị trấn Kapoeta nằm ở bờ đông sông Singaita vào buổi đêm.

Một khách sạn phục vụ những người đãi vàng ở Kapoeta.
Một khách sạn phục vụ những người đãi vàng ở Kapoeta.

Nguồn Dân Việt/Guardian


Sự kiện