
Bữa tối trên khắp hành tinh
Những kiểu ăn xa xưa nhất vẫn còn tồn tại đến tận ngày nay. Các vùng địa lý nơi có người sinh sống luôn hiện hữu những mối liên hệ nhất định, ảnh hưởng mạnh đến thức ăn, chế độ ăn và cả văn hóa ăn của loài người.

"Vấn đề chủ yếu nằm ở phía thiên nhiên. Chuyện quan trọng nhất vẫn là đối phó với môi trường sống chỉ cung cấp một vài loại thức ăn nhất định", nhiếp ảnh gia Matthieu nói.

Tại một số cộng đồng người nơi Matthieu Paley và Ann Gibbons ghé thăm, chuyện kiếm ăn sao cho đủ thực sự vẫn là vấn đề sống còn. Thổ dân Tsimane ở rừng rậm Amazon, người Inuit ở vùng Greenland nổi tiếng với số dân "được một nhúm", bộ tộc "người cá" Bajau ở Malaysia hay người Hadza ở Tanzania đều là những ví dụ đặc trưng cho kiểu ăn để sinh tồn.


Anh Matthieu hồi tưởng "Ở Bolivia và Tanzania, đâu cũng là bếp và bàn ăn. Văn hóa này rất khác với nhiều nước đề cao bếp ăn quan trọng và gần gũi như phòng ngủ. Về khía cạnh tâm linh, bếp ăn và bàn ăn mới chính là nơi tụ họp và kết nối cả gia đình".
Việc ghi lại hình ảnh các bữa ăn trên thế giới làm tư liệu không phải là dự án hay ý tưởng quá mới mẻ đối với Matthieu, người từng hoàn thành chuyến đi xuyên Á trước đây và hiện tại đang thực hiện một chuyến xuyên Mỹ. Với nhiếp ảnh gia này, anh ấn tượng nhất với những bữa ăn của người dân Tajikistan.
"Ở Tajikistan người dân chào đón khách đường xa rất thân thiện. Họ thường mời khách ăn. Bữa ăn nhìn xa thì sặc sỡ, nhìn gần thì thịnh soạn như chào đón khách quý. Chuỗi ảnh chụp những bữa ăn đó theo tôi là ý nghĩa nhất, bởi chúng cho thấy con người có thể tử tế và hào phóng với nhau như thế nào".

Nguồn GAFIN/DVO