Thứ Hai | 24/03/2014 17:23

Bản đồ nhà giàu thế giới 2014

Nhiều tỷ phú Trung Quốc đi lên từ tay trắng và cậy nhờ quan hệ với chính phủ. Nước này có nhiều tỷ phú hơn châu Âu cho đến năm 2017.
Nước Mỹ tự tin nhận họ là quốc gia với nhiều cá nhân sở hữu tài sản khủng nhất trên thế giới (viết tắt là UHNW - Ultra High Net Worth). Nhưng đây không phải là quốc gia duy nhất trên quả đất quy tụ giới siêu giàu.

Theo Wealth-X, nhà cung cấp thông tin về những cá nhân có tài sản khủng hàng đầu thế giới, có khoảng 200,000 người với khoảng hơn 30 triệu đôla sống trên khắp thế giới; phần lớn số tiền này chỉ tập trung ở 5 nước nhất định, nhất là ở Mỹ, Đức và Nhật Bản.

Nhưng trong xu thế người siêu giàu ngày càng giàu thêm ở từng góc của quả đất, các quốc gia như Trung Quốc hay Ấn Độ được dự đoán là sẽ chiếm ngôi giàu có của Mỹ. Vậy những người giàu nhất thế giới sống ở đâu?

Một trong những người giàu nhất nước Mỹ, tỷ phú Warren Edward Buffett, chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, sở hữu khối tài sản khoảng 58,5 triệu đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.
Một trong những người giàu nhất nước Mỹ, tỷ phú Warren Edward Buffett, chủ tịch tập đoàn Berkshire Hathaway, sở hữu khối tài sản khoảng 58,5 triệu đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.

Mỹ
Số lượng các cá nhân thuộc diện UHNW năm 2013: 65,505
Tăng so với năm 2012: 8,7%
Tổng giá trị tài sản: 9 ngàn tỷ đôla

Mỹ là nước có số lượng người siêu giàu nhiều nhất thế giới. Đa phần họ là lớp người thuộc thế hệ đầu tiên và sống kiểu gia đình trị, ông David Friedman, chủ tịch kiêm đồng sáng lập của tổ chức Wealth-X tại New York cho hay.

Họ bao gồm doanh nhân như tỷ phú Bill Gates và Warrent Buffett, những người vốn không phải là con nhà nòi trong ngành kinh doanh. Về tổng thể, nước Mỹ có nhiều tỷ phú trong ngành công nghệ, tài chính và đặc biệt là các quỹ đầu cơ; nhưng những ảnh hưởng chính đến sự hưng thịnh của quốc gia này còn phụ thuộc vào yếu tố lãnh thổ.

Ví dụ, giới siêu giàu Taxas tích tụ tiền của nhờ dầu khí và ga, trong khi các đại gia California kiếm bộn tiền chủ yếu nhờ truyền thông và công nghiệp giải trí.

Dự báo dân số siêu giàu tại Mỹ sẽ tiếp tục tăng, nhiều phần là do quốc gia này có khả năng thu hút những bộ óc sáng láng và tham vọng nhất thế giới.

Tỷ phú Susanne Klatten (trái) sở hữu khối tài sản khoảng 14,3 tỷ đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Alex Grimm/Getty Images
Tỷ phú Susanne Klatten (trái) sở hữu khối tài sản khoảng 14,3 tỷ đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Alex Grimm/Getty Images.

Đức

Số lượng các cá nhân thuộc diện UHNW năm 2013: 58,065
Tăng so với năm 2012: 13%
Tổng giá trị tài sản: 7,6 ngàn tỷ đôla

Phần lớn các nước Eurozone phải xoay sở để chống lại suy thoái kinh tế trong hơn 2 năm qua, ngoại trừ Đức. Được xem là điểm sáng của khu vực Eurozone, Đức có dân số siêu giàu cao hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào khác.

Đa phần dân siêu giàu ở Đức là các đại gia trong ngành xuất khẩu. Đức hiện tại là quốc gia xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, và theo nhiều báo cáo gần đây, nước Đức sẽ sớm vươn lên vị trí thứ nhì.

Một trong những khác biệt lớn nhất của quốc gia này với Mỹ là, giới siêu giàu ở nước Đức giàu lên dần dần. "Ở Đức, người ta thường đi theo một lộ trình nghề nghiệp dài hơi, trong khi người Mỹ chuộng những cái nhanh hơn và thích thử sức với những thứ khác biệt", ông Sigrid Seibold, giám đốc điều hành tại New York của Accenture, công ty cung cấp dịch vụ công nghệ và tư vấn quản trị toàn cầu nhận định.

Người Đức cũng tiết kiệm hơn người Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác, yếu tố đóng quyết định về độ giàu có. Ngành công nghiệp sản xuất tại Đức là ngành có nhiều người siêu giàu nhất.

 Ông Tadashi Yanai, một trong những người giàu nhất Nhật Bản, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của chuỗi thương hiệu thời trang toàn cầu Uniqlo, đứng cạnh nữ diễn viên người Mỹ Susan Sarandon. Tổng tài sản sở hữu của ông này vào mức 15,5 tỷ đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.
Ông Tadashi Yanai, một trong những người giàu nhất Nhật Bản, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của chuỗi thời trang toàn cầu Uniqlo, đứng cạnh nữ diễn viên người Mỹ Susan Sarandon. Tổng tài sản sở hữu của ông này vào mức 15,5 tỷ đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.

Nhật
Số lượng các cá nhân thuộc diện UHNW năm 2013: 14,270
Tăng so với năm 2012: 3.8%
Tổng giá trị tài sản: 6,6 ngàn tỷ đôla

Trong gần 2 thập kỷ qua, dù gần như chưa ghi nhận tín hiệu tăng trưởng kinh tế nào, Nhật Bản vẫn là nơi quy tụ giới nhà siêu giàu nhiều thứ 3 thế giới.

Không giống với nhiều nước nơi thị trường cổ phiếu nắm giữ vai trò quan trọng trong sự hưng vượng của quốc gia, nhà giàu Nhật Bản đang giàu hơn nhờ tránh xa thị trường cổ phiếu thường, ông David Wilson, một chuyên gia thuộc tập đoàn tư vấn tài chính Capgemini cho hay.

Khoảng 1 nửa tài sản của giới siêu giàu Nhật Bản nằm ở dạng tiền mặt, vì vậy họ có nhiều khả năng an toàn trước các biến động của thị trường. Điều này sẽ thay đổi nếu chính sách cải tổ kinh tế của Thủ tướng Abe (Abenomics) thực sự hiệu quả.

"Chúng tôi đã chứng kiến thị trường tăng trưởng và sẽ có thêm nhiều tín hiệu tích cực. Chính sách tái cơ cấu kinh tế này có thể là nhân tố chính thúc đẩy sự thịnh vượng nước Nhật", ông Friedman nói.

Tỷ phú Richard Branson, người sáng lập tập đoàn Virgin, có khoảng 4,6 tỷ đôla tài sản, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.
Tỷ phú Richard Branson, người sáng lập tập đoàn Virgin, có khoảng 4,6 tỷ đôla tài sản, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.
Anh Quốc
Số lượng các cá nhân thuộc diện UHNW năm 2013: 10,910
Tăng so với năm 2012: 3.8%
Tổng giá trị tài sản: 1,3 ngàn tỷ đôla

Từng có vô số các thuyền chở đầy tiền mặt tại Anh quốc trong nhiều thế kỷ. Đây vẫn là một trong những nơi mà chế độ phong kiến phát triển mạnh với một hệ thống kinh tế kiểu cũ cho phép lãnh chúa cai trị nông dân.

Trong khi không ai biết được có bao nhiêu tiền truyền từ đời cha tới đời con ở Anh, chuyên gia Friedman cho biết chắc chắn có nhiều "tiền cũ" (old money) ở Anh hơn là ở Mỹ. "Vương quốc Anh có nhiều thế kỷ tạo dựng sự phồn thịnh với đủ loại nhà giàu từ gốc", Friedman nhấn mạnh.

Anh quốc cũng có nhiều người siêu giàu thuộc giới tài chính và ngân hàng. Điều này đang được chứng thực bằng thực tế London là thành phố có số lượng người siêu giàu nhiều nhất châu Âu.

Một trong số những người giàu có nhất Trung Quốc, Robin Li, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Baidu, ngồi cạnh tỷ phú Mỹ kiêm người sáng lập Microsoft, Bill Gates. Robin Li sở hữu khối tài sản khoảng 11,1 tỷ đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.
Một trong số những người giàu có nhất Trung Quốc, Robin Li, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành Baidu, ngồi cạnh tỷ phú Mỹ kiêm người sáng lập Microsoft, Bill Gates. Robin Li sở hữu khối tài sản khoảng 11,1 tỷ đôla, theo tạp chí Forbes. Ảnh: Getty Images.

Trung Quốc
Số lượng các cá nhân thuộc diện UHNW năm 2013: 10,675
Thay đổi so với năm 2012: -5.1%
Tổng giá trị tài sản: 1,5 ngàn tỷ đôla

Thoạt nhìn, số người siêu giàu tại Trung Quốc đang giảm dần. Trong khi biến động xấu của thị trường chứng khoán năm ngoái đang làm tổn các nước giàu, nhiều xu hướng dài hạn dự báo Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia giàu thứ nhì hoặc thứ ba thế giới chỉ trong vài năm tới.

Đa phần người giàu ở Trung Quốc là triệu phú đi lên từ tay trắng. Nhiều người trong số họ giàu lên trong ngành sản xuất và xuất khẩu, trong khi nhiều người khác kiếm bộn tiền từ dịch vụ tài chính và ngành công nghệ.

Trong thập kỷ gần đây nhất, tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 2 con số. Số lượng người siêu giàu Trung Quốc tăng là do kinh tế tăng trưởng tốt, nhưng giá bất động sản tăng vọt cũng tác động lớn đến hiện tượng này. Giữa năm 2000 và 2010, giá tiền trên 1m2 đất tại Bắc Kinh tăng đến 180%, theo trung tâm nghiên cứu BBVA Research. Cũng theo chuyên gia Friedman, chuyện giàu có ở Trung Quốc còn phụ thuộc không ít trong quan hệ với chính phủ. Ai có được các hợp đồng lớn với chính quyền, người đó sẽ thắng lớn trong làm ăn.

GDP của Trung Quốc tiếp tục tăng cao hơn các quốc gia phát triển khác. Friedman tiên đoán rằng giới siêu giàu Trung Quốc sẽ nhiều hơn cả châu Âu cho đến năm 2017, và vượt Mỹ vào năm 2025.

Nguồn BBC


Sự kiện