Những con đập đang ảnh hưởng đến nghề cá, sinh kế của nhiều cộng đồng. Ảnh: Yvette Cardozo/Alamy.

 
Trang Lê Thứ Năm | 08/08/2019 16:02

Tại sao mực nước sông Mê Kông rớt xuống mức thấp nhất trong 100 năm qua?

Ủy ban Sông Mê Kông vừa phát đi thông báo cho biết mực nước trên sông Mê Kông đang ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Giải cứu sông Mê Kông

Những con đập bức tử sông Mê Kông

Vì đâu bờ sông Mê Kông sạt lở?

Wat Nong Bua Yai, một ngôi chùa lớn ở tỉnh Lopburi miền Trung Thái Lan, đã bị nước nhấn chìm cách đây 20 năm kể từ khi đập Pasak Chonlasit được xây gần đó. Tuy nhiên, đầu tuần này, khi mực nước xuống thấp kỷ lục, ngôi chùa đã trở nên nổi bật hơn và lại thu hút hàng ngàn du khách tò mò. Những cảnh như vậy đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết khi khu vực này trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thập kỷ, nhất là dọc theo bờ sông Mê Kông.

Bắt nguồn từ dãy Hy Mã Lạp Sơn và chảy từ cao nguyên Tây Tạng qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam, con sông dài 4.350km (2.700 dặm) là nguồn thức ăn và nước uống cho khoảng 60 triệu người. Sau Amazon, Mê Kông là con sông đa dạng sinh học nhất trên thế giới. Nhưng ngày nay, ở một số nơi, Mê Kông hầu như không chảy. Tại Viêng Chăn, thủ đô của Lào, mực nước đã giảm xuống còn 3,2m, theo khảo sát của Ủy ban sông Mê Kông. Vào cuối tháng 7, mực nước khu vực trên đã giảm 6m xuống dưới mức trung bình dài hạn.

Tai sao muc nuoc song Me Kong rot xuong muc thap nhat trong 100 nam qua?
Tại Viêng Chăn, thủ đô của Lào, mực nước đã giảm xuống còn 3,2 m.

Tại các nhánh của sông Mê Kông như sông Nam Oun, sông Nam Songkhram và Nam Kam, mực nước cũng rất thấp. Các hồ chứa nước ngọt lớn ở 12 huyện của tỉnh Nakhon Phanom hiện chỉ bằng 10 - 20% dung tích. Trước đó, Thai PBS News cũng đưa tin, mực nước sông Mê Kông khu vực “Tam giác vàng” giáp biên giới 3 nước Thái Lan, Lào và Myanmar đã giảm đến mức thấp nhất trong 1 thế kỷ.

Trong khi đó, hoạt động của các nhà máy nước ở các tỉnh ven sông Mê Kông cũng chịu tác động không nhỏ. Ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan và thủ đô Viêng Chăn của Lào, chính quyền đã khuyến cáo người dân trữ nước và sử dụng tiết kiệm vì công suất của nhà máy xử lý nước sẽ giảm  do mực nước trên sông Mê Kông sụt giảm mạnh.

Có 2 yếu tố then chốt gây nên sự việc nghiêm trọng này. Đầu tiên là thiếu mưa. Gió mùa hàng năm, thường đến vào tháng 6, đã muộn và yếu hơn bình thường. Hiệu ứng El Niño dẫn đến điều kiện khô hạn hơn trên khắp Đông Nam Á; những cơn mưa thường xuyên hơn mới chỉ bắt đầu chỉ xuất hiện vào cuối tháng trước.

Điều này gây ra là một đợt hạn hán...trong mùa mưa. Chính phủ Thái Lan đã phản ứng bằng cách yêu cầu nông dân ngừng trồng thêm lúa. Không quân Hoàng gia Thái Lan đã triển khai các máy bay tạo mưa nhân tạo. Tuy nhiên, dọc theo phần lớn bờ sông Mê Kông ở Thái Lan và Lào, dòng sông được gọi là mẹ của vùng biển đã từ chối trao nhiều sự sống.

Thứ 2, các đập thủy điện cũng làm giảm dòng chảy nước ngọt của dòng sông. Trung Quốc đã xây dựng 10 đập ở thượng nguồn. 11 con đập khác đang được xây dựng dọc theo hạ nguồn, 120 con đập khác đang được lên kế hoạch xây dựng ở các nhánh sông. Sau khi các đập hoàn thành, các nhà khoa học cho rằng dòng chảy trầm tích giàu dinh dưỡng đến Biển Đông sẽ giảm hơn 90%. Các nhà điều hành của đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng ở hạ lưu sông Mê Kông ở Lào, cho biết cấu trúc này không liên quan gì đến tình trạng thiếu nước ở hạ lưu. Nhưng các nhà chức trách Thái Lan cho rằng kể từ khi con đập trị giá 3,8 tỉ USD bắt đầu trữ nước vào ngày 9/7, mực nước đã giảm gần 1,8 m.