Tranh vẽ: Đắt và rẻ
Tranh 4,5 franc là thời vô danh tiểu tốt, còn khi lên tới giá 4,5triệu đôla là lúc tên tuổi Henri Rousseau đã lẫy lừng.
Tranh của họa sĩ Bùi xuân Phái vẽ phố trên bìa carton những năm đầuông thường cho, tặng bạn bè, gán cho hàng cà phê và những tranh mini vào nhưng năm 1980-1990 mộtthời bán được vài ba trăm đồng. Bức tranh được một hai bữa nhậu…Vậy mà sau ngày mất, tranh ông lêngiá ầm ầm, những bức tranh nhỏ ấy có giá vài ba ngàn đôla, và có bức cao hơn nữa.
Nếu tính giá vật liệu cho một bức tranh chẳng đáng là bao, thậm chíchẳng giá trị gì nếu là mảnh bìa carton. Một tranh sơn dầu cỡ 80×100 cả khung và vật liệu xịn nhấtthời giá bây giờ cũng chỉ cần chi 100 đôla, nhưng có thể bán vài ngàn, vài chục ngàn đôla.
Vẽ trên giấy dó vật liệu còn rẻ nữa, nhưng giá cả thì cũng có thểchót vót như thế.
Tất cả là ở giá trị sáng tạo của tác giả, uy tín của tác giả thuyếtphục được người có tiền yêu thích nó.2. Người làm nghệ thuật hay nói với nhau: Tranhkhông có giá. Đúng vậy đó. Giá tranh bán là tùy vào sự tự đánh giá giá trị của mình và người muachấp nhận thì giá đó là giá tranh vào thời điểm ấy. Và đó là giá đúng với cả hai bên.
Chơi tranh là chơi giá trị ảo, nên giá cũng rất ảo như vậy đó.
Nhớ một lần cố họa sĩ quân đội Quang Thọ nới với tôi: "Ông Phái làngười bán bánh đa đầu ngõ. Mình nói thế không phải coi thường ông ấy. Ông ấy bán tranh rẻ chứ khôngphải bán tranh rẻ tiền". Đúng là sự đánh giá tinh tường của đồng nghiệp hiểu sâu sắc tác giả.
Ở một phòng khách sang trọng nếu có tranh của những danh họa nhưNguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi xuân Phái thì người ta nhìn chủ nhân với sự ngưỡng mộ vì trongcăn phòng đó có các giá trị đã được xác lập bởi tên tuổi của danh họa. Phải là người am tường nghệthuật lắm mới biết tìm đến các tác giả ấy… Những cái tên không phải chỉ âm vang trong nước mà cònvượt ra ngoài biên giới.
Những giá trị tinh thần ấy chủ nhân bỏ tiền ra không mua được,nhưng bức tranh trên tường làm được cho chủ nhân!3. Một đời họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ mấy ngàntranh phố cổ, có bao nhiêu tranh đẹp trong đó? Không phải triết gia nói câu nào cũng có cánh.
Chơi tranh của các tác giả thành danh chính là lưu giữ tinhthần con người ấy, lưu giữ giá trị của một nghệ sĩ vớisự yêu mến của chủ nhân. Người ta chỉ cần biết rằng những vệt bút mảng màu này là do chính tay ôngấy vẽ ra cách đây mấy chục, mấy trăm năm trước chứ không phải ai khác.
Theo năm tháng, những bức tranh đó thay đổi giá trị khi tác giảkhông còn. Giá cả bức tranh sẽ thay đổi khôn lường. Những tác phẩm nghệ thuật thường được coi nhưtài sản quốc gia (nếu của nhà nước) và là nơi cất vàng giữ tiền trong tay các tư nhân.
Như thế là tương đối rõ không có chuyện rẻ đắt trong nghệ thuật.Giá bức tranh được xác định không phải bằng giá trị vật chất (sơn màu toan vải) tạo thành mà là giátrị sáng tạo trong nghệ thuật và danh tiếng của tác giả.
Giá tranh của một tác giả sau này cũng còn phụ thuộc vào hệ thốngbuôn tranh và sự PR quảng bá thông qua các nhà phê bình nghệ thuật. Cho nên không lạ là nhiều tácgiả khi chết tranh trở nên có giá cao dần lên qua các cuộc trao đổi mua bán, và do sự đề cao phântích của các nhà phê bình và hệ thống buôn bán tranh đã làm sáng tỏ các giá trị của tác giả.
Nguồn TTVH