Thứ Năm | 18/04/2013 10:54

Đồ cổ xứ Huế

Kiến thức về cổ vật của những người chơi đồ cổ ở Huế được xếp vào hàng đáng nể.
Ông Lê Hội với chiếc đĩa cổ có những hoa văn khóa lồng
Bóng hình xứ sở

Là hậu duệ của cụ Lê Sỹ, một vị quan nhất phẩm triều đình thời vua Tự Đức, nhà sưu tập cổ vật LêHội đã được thừa hưởng những kiến thức và niềm đam mê lịch sử của gia đình.

Theo ông Hội, chỉ có chơi cổ vật mới thỏa được niềm đam mê bởi đằng sau mỗi món đồ cổ là bóng hìnhxứ sở, là câu chuyện lịch sử, và chơi đồ cổ còn là thú chơi để trau dồi kiến thức lịch sử, văn hóamà ông đã được thừa hưởng từ truyền thống gia đình.

Hơn 10 năm qua, nhà sưu tập cổ vật Lê Hội đã lặng lẽ, bền bỉ theo đuổi niềm đam mê của mình. Đểcó được một bộ sưu tập đồ cổ lớn nhất nhì ở Huế, ông Hội đã có một hành trình dài theo dấu nhữngmón đồ cổ thuộc loại "độc nhất vô nhị", như chiếc ché rượu thời Khang Hy được nhà sưu tập VươngHồng Sển đánh giá: "Ở Huế chỉ có một đôi ché sáu và bây giờ chỉ còn một chiếc".

Ché rượu đời Khang Hy

Chiếc ché rượu này tương truyền được dùng trong những đám rước dâu của các công tử thời xưa. Một cổvật có giá trị khác, ông Hội rất quý là bức hoành phi đề bốn chữ "Công gia y bát" mà các giá trị vềđiêu khắc, thếp vàng được đánh giá là đỉnh cao.

Nhưng khi nói đến bộ sưu tập cổ vật của nhà sưu tập Lê Hội, giới chơi đồ cổ ở Huế nói riêng và ởViệt Nam nói chung đều đánh giá cao bộ sưu tập đồ sứ ký kiểu thời Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài và chúaNguyễn xứ Đàng Trong thế kỷ XVIII.

Ông Hội rất hãnh diện khi sở hữu hàng chục chiếc đĩa, tô, bình, chén trà, ống đựng tranh... xanh- trắng đồ sứ ký kiểu thế kỷ XVIII. Đó là chiếc tô đôi rồng năm móng được xem là chiếc tô chúaTrịnh Sâm từng dùng, hay chiếc đĩa với những hoa văn khóa lồng giống như những hoa văn trong kiếntrúc chùa Tây Phương nổi tiếng ở Hà Nội...

Bức hoành phi có bốn chữ vàng Công gia y bát

Để luận về một món đồ cổ, những người có kiến thức uyên thâm về thú chơi tao nhã này phải dựa trêncác yếu tố như: men cốt, hoa văn, họa tiết, kiểu dáng...

Như những chiếc đĩa, tô của Đàng Ngoài thời Lê - Trịnh và của Đàng Trong thời chúa Nguyễn tuy cùngmột niên đại nhưng kiểu dáng lại không giống nhau.

Cũng do hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ này mà những cổ vật của chúa Trịnh, chúa Nguyễn hay củaTây Sơn đều có hiệu đề, nhưng những cổ vật của vua Lê lại không có. Đây cũng là một nét thú vị củathú chơi đồ cổ.

Đã có nhiều cuộc tranh luận xung quanh những đồ sứ ký kiểu được cho là của vua Lê trong giới chơiđồ cổ cả nước và đến nay vẫn chưa có hồi kết. Tuy nhiên, một đặc điểm cơ bản của đồ sứ ký kiểu vuaLê đá là họa tiết rồng năm móng đặc trưng của Việt Nam.

Thừa hưởng đam mê

Lê Thiện Gia được nhiều người trong giới chơi đồ cổ ở Huế biết đến, mặc dù anh chưa đến 30 tuổi.Cha anh là ông chủ nhà may Chi nổi tiếng với những chiếc áo dài xứ Huế và cũng là một người đam mêđồ cổ.

Thừa hưởng vốn liếng, kinh nghiệm của cha cộng với niềm đam mê sẵn có, ngay từ hồi còn học trunghoc cơ sở, Lê Thiện Gia đã biết sưu tầm những đồng tiền xu, tiền giấy cũ. Niềm đam mê của Thiện Gialớn dần theo năm tháng và sau khi tốt nghiệp Khoa Hội họa - Đại học Nghệ thuật Huế, Lê Thiện Giakhông chọn con đường trở thành họa sĩ chuyên nghiệp mà lại rẽ lối làm một người sưu tập đồ cổ.

Chiếc nghiên mực đời Càn Long

Bây giờ thì Lê Thiện Gia đã có hơn 100 món đồ cổ quý, bao gồm đồ sứ, đồ gỗ, đồ pháp lam, đồ đá vàcả tranh gương... Cách đây 10 năm, khi sưu tập đồ cổ, tình cờ Lê Thiện Gia mua được một chiếcnghiên mực bằng đá, rất đẹp.

Kể từ đó, Thiện Gia bắt đầu đam mê sưu tập những chiếc nghiên mực cổ. Đến nay, bộ sưu tập nghiênmực của Lê Thiện Gia đã có trên 40 chiếc các loại, được tạo hình rất công phu (con rồng, quả đàotiên, cái khánh, cây đa cổ thụ...), không cái nào giống cái nào.

Trong số đó có hai chiếc rất quý, đó là chiếc được Thiện Gia mua ở phố cổ Thanh Hà, có xuất xứtừ thời vua Càn Long đời Thanh, chạm hình ba con cá chép và thủy ba, dưới đáy có ghi câu "Càn Longngự minh"; chiếc thứ hai, theo Thiện Gia là có từ đời Tống, được làm bằng đá Đoan Khê, cho đến tậnbây giờ, chỉ cần hà hơi vào là vẫn có thể ra mực.

Những bộ sưu tập quý của những người con xứ Huế chính là nền tảng để giới sưu tầm xem Huế là cáinôi của cổ vật. Tuy nhiên, những năm trước đây, tình trạng chảy máu cổ vật ở Huế đã xảy ra và nhữngnhà sưu tập đồ cổ ở đất cố đô đã phải cất công đi các nơi để mua lại, với mong muốn được góp phầngìn giữ những di sản văn hóa Huế.

Nguồn Doanh nhân Sài Gòn


Sự kiện