Đầu tư mỹ thuật - Tốn công nhưng lãi và vui
Đây không phải may mắn kiểu ta vô tình tìm thấy chiếc lư đồng cổ trên căn gác của ông ngoại, hay kiểu thích và mua một bức tranh khi còn trẻ rồi giờ đây vô tình tác giả của bức tranh trở nên rất nổi tiếng.
Vậy đầu tư nghĩa là không phải ngẫu nhiên? Có thể đầu tư mỹ thuật, đồ cổ theo kiểu mua chứng khoán hay bất động sản không? Liệu có kiếm được lời kha khá từ kênh đầu tư này không?
Và đầu tư mỹ thuật không dành riêng cho giới giàu có – Michael Moses, giáo sư kinh doanh đã về hưu của Đại học New York, sáng lập viên hãng Beautiful Asset Advisors, nói.
“Quá trình nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, từ nhiều năm nay tác phẩm mỹ thuật là loại tài sản tuyệt vời, hợp túi tiền.”
Moses nói thêm, “tác phẩm mỹ thuật giá thấp có xu hướng bán chạy hơn tác phẩm giá cao”.
Theo ông, một người có vốn đầu tư 500.000 USD nên xem xét dành ra 10 đến 20 phần trăm đầu tư vào tài sản chậm thanh khoản, mà mỹ thuật và đồ cổ chỉ nên là một phần của 20 phần trăm đó thôi.
Và nếu một nhà đầu tư cho việc mua bức tranh treo phía trên bộ ghế mà bức tranh lại cao giá hơn bộ ghế thì “anh ta nên nghiên cứu trước khi mua” – Moses nói.
Moses là người đồng sáng tạo Mei Moses Family of Fine Art Indexes chuyên về đánh giá giá trị mỹ thuật bằng chỉ số, giống như mô hình của chỉ số thị trường chứng khoán Standard & Poor’s/Case-Shiller Home Price Indices (dùng đo sự thay đổi về mặt giá trị của bất động sản của Mỹ).
Chỉ số mỹ thuật cho phép truy ra các mức giá của những tác phẩm đã được bán đấu giá công khai hơn một lần. Những chỉ số này cho thấy giá các tác phẩm mỹ thuật cũng có mức tăng như cổ phiếu.
“Lợi nhuận của World All Art Index (tạm dịch “Chỉ số Thị trường Mỹ thuật Toàn cầu”) trong hơn 60 năm qua chỉ thua lợi nhuận của Chỉ số Thị trường Chứng khoán S&P 500 một chút” – Moses nói.
Vậy tại sao nên đầu tư vào mỹ thuật hay đồ cổ trong khi bỏ tiền vào chứng khoán lại quá dễ? Có nhiều lý do, theo Moses and Yardumian.
Cũng như chứng khoán, một tác phẩm nghệ thuật có khả năng mang về nhiều lợi nhuận hơn mức trung bình. Và chỉ số Mei Moses cho thấy giá tác phẩm mỹ thuật (tranh, tượng…) thì không tương quan với giá chứng khoán. Do đó, khi chứng khoán mất giá, tác phẩm mỹ thuật có thể tăng về mặt giá, giúp giảm tình trạng bay hơi tổng vốn đầu tư.
Cuối cùng, và quan trọng hơn hết, đầu tư mỹ thuật và đồ cổ rất thú vị. Ta khó có thể ngày nào cũng có cảm giác thích thú tận hưởng chỉ số chứng khoán lên xuống, nhưng một bức tranh treo trên tường có thể làm ta dễ chịu thoải mãi mỗi khi nhìn thấy nó. Thêm vào đó, quá trình truy tìm các tác phẩm tiềm năng để đầu tư cũng rất lý thú.
“Mỹ thuật, cũng như bất động sản, là một ngành hàng đa dạng sản phẩm” – Moses nói – “Mỗi tác phẩm là một vật thể khác nhau.”
Cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng nhà đầu tư mỹ thuật hay đồ cổ cần yêu thích tác phẩm khi mua, chứ không nên vì mục đích kiếm tiền.
Những người trở thành nhà đầu tư tích cực tìm kiếm tác phẩm sinh lời thì thường luôn bắt đầu bằng việc họ chỉ đơn giản tìm kiếm tác phẩm mình yêu thích.
“Tôi thường nói cho khách biết những thuận lợi và khó khăn của việc đầu tư vào mỹ thuật” – Yardumian kể – “Tôi sẽ nói với họ về bản chất của việc đầu tư mỹ thuật, một kênh đầu tư hơi khác biệt so với vào bất động sản hay chứng khoán, ngoại tệ…”
Mỹ thuật hay đồ cổ không tạo ra thu nhập ngay như cổ tức hay tiền cho thuê nhà. Do đó tiền đầu tư vào mỹ thuật thật sự là chôn ở đó.
“Cũng không có một cái giá trị thực chất nào đối với một tác phẩm mỹ thuật,” ông ta nói.
Sơn vẽ, toan và khung dùng trong bức tranh không làm nên giá trị bức tranh. Ta cũng không thể đi sâu vào các bộ phận hữu cơ của một bức tranh để phân tích, giống như cách ta hay làm khi đánh giá một xưởng sản xuất, một cái vịnh, luồng tiền hay bằng sáng chế.
Sưu tập tác phẩm mỹ thuật, đồ cổ cũng đồng nghĩa với việc chịu tốn phí bảo hiểm, thẩm định nguồn gốc, vận chuyển, lưu trữ với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng thích hợp – đây là những chi phí không có khi đầu tư cổ phiếu trái phiếu. Và mua tác phẩm mỹ thuật cũng bao gồm chi hoa hồng lên 10 hay 25 phần trăm giá bán. Những khoản chi phí này nên được tính vào giá bán lại sau này.
Tính thanh khoản thấp của tác phẩm mỹ thuật hay đồ cổ giống như bất động sản hơn là chứng khoán. Có thể phải tốn khoảng sáu tháng hoặc hơn để đưa một bức tranh hay một tác phẩm điêu khắc vào đấu giá, theo Moses.
Nhịp tăng giá cũng khó đoán. “Phải có gan chôn tiền ở đó,” – Yardumian nói, tức nhà đầu tư không nên đầu tư vào mỹ thuật bằng tiền vay đồng nghiệp, tiền hưu hay tiền gì mà phải có thời hạn hoàn trả.
Vậy hiện giờ cái gì đang “nóng” trên thị trường?
Đồ cổ thì rất khó nói còn với mỹ thuật thì sau Thế chiến thứ 2, tranh đương đại và tranh Trung Quốc làm ăn tốt trong một khoảng thời gian, Moses nói.
“Tiền mới có xu hướng đi theo nghệ thuật mới” – Moses thêm vào. Nghệ thuật Trung Hoa đang lên bởi các nhà sưu tập Trung Quốc giàu có mới nổi đang mua lại các tuyệt phẩm Trung Hoa bị bán ra nước ngoài trước kia.
Nếu muốn đầu tư vào mỹ thuật, Yardumian khuyên rằng chỉ nên tập trung vào một mảng.
“Hãy tìm kiếm thứ mà bạn yêu thích. Thay vì mua hàng đống tranh thì có người tập trung vào mua tuyệt phẩm hội họa hiện đại thế kỷ 20 mà thôi” – Yardumian nói. “Tiếp đến bạn nên tìm một ai chuyên về mảng đó có thể giúp bạn liên lạc được với những người đang nắm giữ các tác phẩm ấy.”
Hãy hạn chế ngân sách cho việc đầu tư mỹ thuật ở mức bạn thấy thoải mái nhất. Liên hệ các cá nhân hay công ty tư vấn đầu tư mỹ thuật để được tư vấn (thường là không tính phí) trước khi đưa ra quyết định.
Nguồn SOI, CNBC