Thứ Sáu | 08/08/2014 21:08

Chuyện của các bảo tàng tháng 8

Mùa thu là mùa rất hợp để đi xem bảo tàng. Không phải là ký ức, mà bạn sẽ nhận ra hiện tại của chúng ta mới thực sự là cái bảo tàng lưu giữ từ quá khứ.
KASEEL - Trong ảnh là trò chơi ghép hình có in bức chân chung Hoàng đế Đức Wilhelm II, do Uwe Zucchi chụp ngày 31/7/2014. Bộ ghép hình là một phần của triển lãm về các trò chơi trong Thế chiến thứ Nhất tại bào tàng văn hóa Sepult ở Kassel, Đức.

Trong ảnh là trò chơi ghép hình có in bức chân chung Hoàng đế Đức Wilhelm II, do Uwe Zucchi chụp ngày 31/7/2014. Bộ ghép hình là một phần của triển lãm về các trò chơi trong Thế chiến thứ Nhất tại bào tàng văn hóa Sepult ở Kassel, Đức.

Một máy chiếu hình xưa (dùng nến để chiếu) cùng “slide” hình (là tranh vẽ trên tấm kính mỏng) trưng bày tại triển lãm về đồ chơi ở bảo tàng văn hóa Sepult tại Kassel. Dù các hình ảnh (chủ yếu là hình vẽ) trên những món đồ chơi đều có liên quan đến chiến tranh, hay đến văn hóa, lịch sử, và những biểu tượng lịch sử Đức nhằm phát huy lòng yêu nước; nhưng cuối cùng, thứ nổi bật nhất mà chúng luôn giữ được qua bao năm chính là tính giải trí. Thường thì đồ chơi là của trẻ con, nhưng nhiều lính Đức cũng đem theo mấy món nho nhỏ có thể bỏ túi (ví dụ như trò xếp hình) ra mặt trận để giải khuây. Ành: Uwe Zucchi

Một máy chiếu hình xưa (dùng nến để chiếu) cùng “slide” hình (là tranh vẽ trên tấm kính mỏng) trưng bày tại triển lãm về đồ chơi ở bảo tàng văn hóa Sepult tại Kassel. Dù các hình ảnh (chủ yếu là hình vẽ) trên những món đồ chơi đều có liên quan đến chiến tranh, hay đến văn hóa, lịch sử, và những biểu tượng lịch sử Đức nhằm phát huy lòng yêu nước; nhưng cuối cùng, thứ nổi bật nhất mà chúng luôn giữ được qua bao năm chính là tính giải trí. Thường thì đồ chơi là của trẻ con, nhưng nhiều lính Đức cũng đem theo mấy món nho nhỏ có thể bỏ túi (ví dụ như trò xếp hình) ra mặt trận để giải khuây. Ảnh: Uwe Zucchi.

SAN MARINO – Thư viện kiêm Bộ sưu tập Nghệ thuật kiêm Vườn Bách thảo Hungtington (của tổ chức Huntington) vừa công bố hôm 31/7 rằng họ đã thu mua một trong những quyển sách minh họa quan trọng nhất của Trung Quốc. Quyển sách có nhiều tranh in màu (dùng kỹ thuật khắc gỗ để in) mang tên “Thập Trúc Trai Họa”, do Hồ Chính Ngôn (1584 – 1674) xuất bản năm 1633. Hồ Chính Ngôn là một nhà xuất bản, một thư pháp gia, lẫn một nghệ nhân khắc ấn có tiếng. Ông lấy tên xưởng vẽ của mình tại Nam Kinh – nơi ông thường tụ họp cùng bạn bè – để đặt cho sách. Các chuyên gia cho rằng cuốn sách là một trong những minh chứng lâu đời và tiêu biểu nhất cho kỹ thuật in màu khắc gỗ của Trung Quốc. “Thập Trúc Trai Họa” vừa là một tác phẩm nghệ thuật, vừa là cẩm nang hướng dẫn các kỹ thuật vẽ cũng như kỹ thuật thể hiện thiên nhiên lên tranh. Hình: bức “Hai chú chim nhạn,” số 3 trong chương về chim chóc.
trong bộ Thập Trúc Trai Họa
– Thư viện kiêm Bộ sưu tập Nghệ thuật kiêm Vườn Bách thảo Huntington (của tổ chức Huntington) vừa công bố hôm 31/7 rằng họ đã thu mua một trong những quyển sách minh họa quan trọng nhất của Trung Quốc. Quyển sách có nhiều tranh in màu (dùng kỹ thuật khắc gỗ để in) mang tên “Thập Trúc Trai Họa”, do Hồ Chính Ngôn (1584 – 1674) xuất bản năm 1633. Hồ Chính Ngôn là một nhà xuất bản, một thư pháp gia, lẫn một nghệ nhân khắc ấn có tiếng. Ông lấy tên xưởng vẽ của mình tại Nam Kinh – nơi ông thường tụ họp cùng bạn bè – để đặt cho sách. Các chuyên gia cho rằng cuốn sách là một trong những minh chứng lâu đời và tiêu biểu nhất cho kỹ thuật in màu khắc gỗ của Trung Quốc. “Thập Trúc Trai Họa” vừa là một tác phẩm nghệ thuật, vừa là cẩm nang hướng dẫn các kỹ thuật vẽ cũng như kỹ thuật thể hiện thiên nhiên lên tranh.

 Một tác phẩm trong cuốn “Thập Trúc Trai Họa,” tác phẩm: “Quýt trên chén vuông và hồng trên bệ,” số 9 của chương về Trái cây.
Một tác phẩm trong cuốn “Thập Trúc Trai Họa,” tác phẩm: “Quýt trên chén vuông và hồng trên bệ,” số 9 của chương về Trái cây.

Các bản in trong tập sách thường có chủ đề liên quan đến vườn tược Trung Quốc: hoa lan, cây trúc, mận trổ hoa, trái cây, điêu khắc đá, chim chóc, thư pháp, cùng nhiều thứ khác. Cuốn “Thập Trúc Trai Họa” Huntington vừa mua là ấn bản đầu tiên, bên trong là tranh in trực tiếp từ nhiều mẫu khắc gỗ của những năm 1630. Theo tài liệu, cuốn đầy đủ nhất sẽ gồm 186 trang tranh vẽ và 140 trang thư pháp thơ. Quyển mà Huntington đang nắm giữ có 185 trang tranh vẽ và 139 trang thư pháp, do đó đây là quyển hoàn chỉnh nhất còn sót lại từ trước đến giờ. Ảnh: Một trang dạy cách viết thư pháp, viết bằng tiếng Trung Quốc cổ, nên người dịch tiếng Trung hiện đại loay hoay mãi mà chỉ hiểu lõm bõm. Bạn nào đọc được xin bổ sung dùm với.
Một trang dạy cách viết thư pháp, viết bằng tiếng Trung Quốc cổ.
Các bản in trong tập sách thường có chủ đề liên quan đến vườn tược Trung Quốc: hoa lan, cây trúc, mận trổ hoa, trái cây, điêu khắc đá, chim chóc, thư pháp, cùng nhiều thứ khác. Cuốn “Thập Trúc Trai Họa” Huntington vừa mua là ấn bản đầu tiên, bên trong là tranh in trực tiếp từ nhiều mẫu khắc gỗ của những năm 1630. Theo tài liệu, cuốn đầy đủ nhất sẽ gồm 186 trang tranh vẽ và 140 trang thư pháp thơ. Quyển mà Huntington đang nắm giữ có 185 trang tranh vẽ và 139 trang thư pháp, do đó đây là quyển hoàn chỉnh nhất còn sót lại từ trước đến giờ.

LOS ANGELES – Có giá không kém “Thập Trúc Trai Họa” là bức “David with the head of Goliath” (David và đầu của gã khổng lồ Goliath) của Michelangelo Merisi da Caravaggio, cũng như tác phẩm “Stormy Landscape” (Cảnh bão tố) của Peter Paul Rubens. Chẳng lạ gì khi Tổ chức Getty Los Angeles trao 300.000 Bảng (khoảng 416.000 USD) cho Bảo tàng Kunsthistorisches (KHM) để bảo tồn 2 kiệt tác trên. Số tiền là một phần của chương trình bảo tồn tranh vẽ trên ván gỗ tên Panel Painting Initiative – vốn đã đem lại nhiều kết quả tốt. Chương trình tập trung vào việc huấn luyện những kỹ năng phức tạp cho các chuyên gia bảo tồn tranh của tương lai, cũng như tài trợ để các bảo tàng thực hiện những công tác bảo tồn tốn kém cho nhiều kiệt tác nghệ thuật. Hình: tác phẩm “David và đầu của gã khổng lồ Goliath,” Michelangelo Merisi da Caravaggio, 1600.
LOS ANGELES – Có giá không kém “Thập Trúc Trai Họa” là bức “David with the head of Goliath” (David và đầu của gã khổng lồ Goliath) của Michelangelo Merisi da Caravaggio, cũng như tác phẩm “Stormy Landscape” (Cảnh bão tố) của Peter Paul Rubens. Chẳng lạ gì khi Tổ chức Getty Los Angeles trao 300.000 Bảng (khoảng 416.000 USD) cho Bảo tàng Kunsthistorisches (KHM) để bảo tồn 2 kiệt tác trên. Số tiền là một phần của chương trình bảo tồn tranh vẽ trên ván gỗ tên Panel Painting Initiative – vốn đã đem lại nhiều kết quả tốt. Chương trình tập trung vào việc huấn luyện những kỹ năng phức tạp cho các chuyên gia bảo tồn tranh của tương lai, cũng như tài trợ để các bảo tàng thực hiện những công tác bảo tồn tốn kém cho nhiều kiệt tác nghệ thuật.
Hình: bức “Cảnh bão tố,” Rubens, 1625.
Sabine Haag, Tổng Giám đốc Bảo tàng Kunsthistorisches, phát biểu hôm 30/7: “Tôi ủng hộ việc công khai các học bổng, các tài trợ nghiên cứu khoa học mà bảo tàng có được nhờ sự hợp tác quốc tế hay thông qua những dự án liên kết khác nhau; bảo tàng cũng luôn muốn chia sẻ với công chúng các hoạt động quan trọng này để mọi người am hiểm hơn về bản chất công việc tại bảo tàng. Sự hợp tác với tổ chức Getty đã cho phép chúng tôi mở rông Kunsthistorisches, biến nó thành một trung tâm có khả năng huấn luyện lẫn bảo quản tranh khăc gỗ. Chúng tôi sẽ tiếp tục sự cộng tác vốn đã đem lại nhiều thành công này, mối quan hệ lâu dài với Getty cũng đảm bảo rằng công đoạn bảo tồn 2 tác phẩm biểu tượng của lịch sử nghệ thuật sẽ được giám sát chặt chẽ.”

Nguồn SOI


Sự kiện