Thứ Năm | 14/08/2014 17:42

Bên trong câu lạc bộ huyền thoại của giới siêu giàu

The Explorer Club không huyền bí như tổ chức hội kín Đầu lâu và xương chéo, nhưng lại quy tụ những nhân vật vĩ đại trong lịch sử hoặc đơn giản là các triệu phú yêu khoa học thám hiểm như Elon Musk hay James Cameron.
Lịch sử thế giới từng có các câu lạc bộ siêu mật như Câu lạc bộ rừng Bohemia (Club Bohemian Grove, nơi quy tụ giới tinh hoa chính trị và kỹ nghệ hàng đầu nước Mỹ, nhất là giới chính khách thân cận với đảng Cộng Hòa), hay tổ chức hội kín huyền bí Đầu lâu và xương chéo (Skull & Bones, tôn thờ chủ thuyết âm mưu hòng nô dịch năm châu).

Cũng là một huyền thoại không kém phần oanh liệt và bí ẩn, câu lạc bộ mang tên The Explorers Club hiện có trụ sở nằm giữa lòng Manhattan xa hoa cũng đang hấp dẫn không ít các nhân vật thuộc giới thượng lưu và siêu giàu trên thế giới. Tỷ phú công nghệ Elon Musk, đạo diễn James Cameron và phi hành gia Buzz Aldrin là thành viên của câu lạc bộ này.

The Explorer Club là một hội nhóm ra đời năm 1904, thu nạp các quý ông thượng lưu đam mê khám phá, khoa học và bất kỳ thứ gì có liên quan tới các khám phá khoa học.

10. Bức tranh của ông Adolphus W.Greely, chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ The Explorer Club. Bức tranh mô tả cảnh các thành viên của nhóm thám hiểm Greely xử lý xác chết trong một chuyến thám hiểm tới Cực Bắc năm 1881. Nhóm Greely bị kẹt trong đá và tuyết ở Cực Bắc trong vài năm. Đoàn có 24 thành viên thì có 18 người chết bởi đủ loại nguyên nhân. Nhóm này được cứu thoát năm 1884. Nhiều người đồn đại rằng vài thành viên trong nhóm Greely có liên quan đến hội chứng ăn thịt người.
Bức tranh của ông Adolphus W.Greely, chủ tịch đầu tiên của câu lạc bộ The Explorer Club. Bức tranh mô tả cảnh các thành viên của nhóm thám hiểm Greely xử lý xác chết trong một chuyến thám hiểm tới Cực Bắc năm 1881. Nhóm Greely bị kẹt trong đá và tuyết ở Cực Bắc trong vài năm. Đoàn có 24 thành viên thì có 18 người chết bởi đủ loại nguyên nhân. Nhóm này được cứu thoát năm 1884. Nhiều người đồn đại rằng vài thành viên trong nhóm Greely có liên quan đến hội chứng ăn thịt người.

The Explorer Clubs gây quỹ, phát triển và hỗ trợ các cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới. Ngoài các nhân vật kể trên, thành viên của câu lạc bộ còn có phi hành gia Neil Armstrong, tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt và phi công vĩ đại của nước Mỹ Charles Lindbergh.

Trụ sở của The Explorer Club tọa lạc ngay giữa trung tâm thành phố New York. Có thể xem ngôi nhà là phiên bản thu nhỏ của một dinh thự thời xưa của các tướng cướp. Ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc Jacobean - phong cách kiến trúc được đặt theo tên vua Jame I của Anh quốc, tập trung vào các chi tiết kiến trúc cổ điển kết hợp với các loại cột, mái vòm tròn, và mái bằng có không gian mở.

Hiện tại, những món đồ vô giá và các nét đẹp kiến trúc của ngôi nhà vẫn được lưu giữ hầu như trọn vẹn qua nhiều năm.

Chiêm ngưỡng ngôi nhà của The Explorer Club:

1. Trụ sở của câu lạc bộ The Explorer Club tọa lạc trên phố Manhattan, gần Công viên trung tâm. Kiến trúc đặc biệt theo lối Jacobean khiến ngôi nhà nổi bật giữa cảnh quan hiện đại của khu phố.
Trụ sở của câu lạc bộ The Explorer Club tọa lạc trên phố Manhattan, gần Công viên trung tâm. Kiến trúc đặc biệt theo lối Jacobean khiến ngôi nhà nổi bật giữa cảnh quan hiện đại của khu phố.

2. Ngôi nhà vốn là món quà mà Lowell Thomas, hội viên của The Explorer Club kiêm nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ, dành tặng cho chính câu lạc bộ.
Ngôi nhà vốn là món quà mà Lowell Thomas, hội viên của The Explorer Club kiêm nhà văn nổi tiếng của nước Mỹ, dành tặng cho chính câu lạc bộ.

3. Phòng khách trưng bày nhiều hiện vật có nguồn gốc châu Âu trong khoảng thế kỷ 15 và 16. Chiếc bàn cà phê đặt giữa phòng vốn làm từ cửa hầm của tàu USC&GS Explorer, một trong vài chiếc tàu còn sót lại trong trận Trân Châu Cảng năm 1941.
Phòng khách trưng bày nhiều hiện vật có nguồn gốc châu Âu trong khoảng thế kỷ 15 và 16. Chiếc bàn cà phê đặt giữa phòng vốn làm từ cửa hầm của tàu USC&GS Explorer, một trong vài chiếc tàu còn sót lại trong trận Trân Châu Cảng năm 1941.

4. Đây là chiếc ghế của hoàng hậu Hiếu Khác Mẫn, vợ của vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh, Trung Quốc.
Đây là chiếc ghế của hoàng hậu Hiếu Khác Mẫn, vợ của vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh, Trung Quốc.

5. Câu lạc bộ lưu giữ nhiều hiện vật quý từ chuyến thám hiểm Bắc Cực đầu tiên trên thế giới của thượng tướng hải quân Mỹ Robert Peary tháng 4/1909. Trong ảnh là các chai sữa mạch nha đóng hộp, hai trong số các hiện vật quý của cuộc thám hiểm.
Câu lạc bộ lưu giữ nhiều hiện vật quý từ chuyến thám hiểm Bắc Cực đầu tiên trên thế giới của thượng tướng hải quân Mỹ Robert Peary tháng 4/1909. Trong ảnh là các chai sữa mạch nha đóng hộp, hai trong số các hiện vật quý của cuộc thám hiểm.

6. Nhà thám hiển người Na-uy Thor Heyerdahl sử dụng quả cầu này trong suốt chuyến dong bè thám hiểm từ Peru đến vùng đất Polynesia, quần đảo nằm trong vùng hải vực của đất nước New Zealand trên Thái Bình Dương. Ngày 28/4/1947, một chiếc bè gỗ mang tên “Thần Mặt Trời” làm từ 12 thân cây gỗ, mô phỏng theo cách đi biển của người Indian cổ đại, cập bờ quần đảo Polynesia sau hơn 100 ngày lênh đênh trên biển.
Nhà thám hiển người Na-uy Thor Heyerdahl sử dụng quả cầu này trong suốt chuyến dong bè thám hiểm từ Peru đến Polynesia, quần đảo nằm trong vùng hải vực của đất nước New Zealand trên Thái Bình Dương. Ngày 28/4/1947, một chiếc bè gỗ mang tên “Thần Mặt Trời” làm từ 12 thân cây gỗ, mô phỏng cách đi biển của người Indian cổ đại, cập bờ quần đảo Polynesia sau hơn 100 ngày lênh đênh trên biển.

7. Đây là một trang trong cuốn nhật ký thám hiểm của ông Heyerdahl vào ngày ông và cả đội thám hiểm phát hiện ra Polynesia. Một số nhà khoa học suy đoán rằng tổ tiên của người Polynesia đến từ khu vực Đông Nam Á, nhưng một nhóm của Heyerdahl lại cho rằng họ đến từ đại lục châu Mỹ. Để chứng minh cho giả thuyết của mình, họ đã làm một cuộc hành trình thử nghiệm bằng đường biển từ châu Mỹ đến quần đảo này. Các nhà khoa học Na Uy đã chứng minh được chỉ với phương thức đi biển nguyên thủy nhất, người Polynesia cổ đại vẫn có thể đến với miền đất hứa từ châu Mỹ xa xôi.
Đây là một trang trong cuốn nhật ký thám hiểm của ông Heyerdahl vào ngày ông và cả đội thám hiểm phát hiện ra Polynesia. Một số nhà khoa học suy đoán rằng tổ tiên của người Polynesia đến từ khu vực Đông Nam Á, nhưng một nhóm của Heyerdahl lại cho rằng họ đến từ đại lục châu Mỹ. Để chứng minh cho giả thuyết của mình, họ đã làm một cuộc hành trình thử nghiệm bằng đường biển từ châu Mỹ đến quần đảo này. Các nhà khoa học Na Uy đã chứng minh được chỉ với phương thức đi biển nguyên thủy nhất, người Polynesia cổ đại vẫn có thể đến với miền đất hứa từ châu Mỹ xa xôi.

8. Ngôi nhà cổ có một chiếc thang máy già cũ. Nơi đây thường tiếp đón khoảng 3.000 hội viên.
Ngôi nhà cổ có một chiếc thang máy già cũ. Nơi đây thường tiếp đón khoảng 3.000 hội viên.

9. Đây là một trong 2 phòng tổ chức sự kiện chính trong tòa nhà. Phần trần nhà có xuất xứ từ hoàng gia Ý.
Đây là một trong 2 phòng tổ chức sự kiện chính trong tòa nhà. Phần trần nhà có xuất xứ từ hoàng gia Ý.

11. Gấu nhồi bông là một trong những hiện vật rất được yêu thích tại ngôi nhà của The Explorer Club. Đây là quà của diễn viên Rudolph Valentino gửi tặng câu lạc bộ năm 1969. Chỉ cần nhấn nút, con gấu tự động gầm rú.
Gấu nhồi bông là một trong những hiện vật rất được yêu thích tại ngôi nhà của The Explorer Club. Đây là quà của diễn viên Rudolph Valentino gửi tặng câu lạc bộ năm 1969. Chỉ cần nhấn nút, con gấu tự động gầm rú.

22. Giữa hai chiếc ghế là dương vật của cá voi, một tặng phẩm thuộc về câu lạc bộ từ năm 1977.
Giữa hai chiếc ghế là dương vật của cá voi, một tặng phẩm thuộc về câu lạc bộ từ năm 1977.

12. Không gian bên ngoài câu lạc bộ, mô phỏng kiến trúc hoàng gia Pháp, thế kỷ 15.
Không gian bên ngoài câu lạc bộ, mô phỏng kiến trúc hoàng gia Pháp, thế kỷ 15.

13. Tuổi trung bình của 3.000 thành viên của câu lạc bộ là 65. Họ là các nhà khoa học, nhà thám hiểm và phi hành gia. Nhiều người trong đó đơn thuần chỉ là các quý ông thượng lưu giàu có nhưng say mê khoa học.
Tuổi trung bình của 3.000 thành viên của câu lạc bộ là 65. Họ là các nhà khoa học, nhà thám hiểm và phi hành gia. Nhiều người trong đó đơn thuần chỉ là các quý ông thượng lưu giàu có nhưng say mê khoa học.

14. Phòng họp chính của câu lạc bộ. Nếu muốn gia nhập The Explorer Club, bạn phải làm việc hoặc liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và có được sự giới thiệu từ ít nhất 1 thành viên đương thời của câu lạc bộ.
Phòng họp chính của câu lạc bộ. Nếu muốn gia nhập The Explorer Club, bạn phải liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu khoa học và có được sự giới thiệu từ ít nhất 1 thành viên đương thời của câu lạc bộ.

15. Hai chiếc cờ vô cùng quan trọng trong truyền thống của The Explorer Club. Mỗi thành viên của câu lạc bộ khi tiến hành các chuyến khám hiểm phải mang bên mình lá cờ này tới địa điểm mục tiêu. Bên trái là bản phác thảo đầu tiên của chiếc cờ chính thức, bên phải là lá cờ mà vị giáo sư người Mỹ, Roy Chapman Andrews, người đầu tiên phát hiện ra trứng khủng long hóa thạch tại Mông Cổ, mang qua vùng sa mạc Gobi năm 1925.
Hai chiếc cờ vô cùng quan trọng trong truyền thống của The Explorer Club. Mỗi thành viên của câu lạc bộ khi tiến hành các chuyến khám hiểm phải mang bên mình lá cờ này tới địa điểm mục tiêu. Bên trái là bản phác thảo đầu tiên của chiếc cờ chính thức, bên phải là lá cờ mà vị giáo sư người Mỹ, Roy Chapman Andrews, người đầu tiên phát hiện ra trứng khủng long hóa thạch tại Mông Cổ, mang qua vùng sa mạc Gobi năm 1925.

16. Câu lạc bộ The Explorer Club có mối quan hệ bền chặt với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin mang theo bản thu nhỏ của chiếc cờ lên mặt trăng. Các chuyến thám hiểm của tàu Apollo cũng thường xuyên có mặt chiếc cờ truyền thống của The Explorer Club.
Câu lạc bộ The Explorer Club có mối quan hệ bền chặt với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ NASA. Hai phi hành gia Neil Armstrong và Buzz Aldrin mang theo bản thu nhỏ của chiếc cờ lên mặt trăng. Các chuyến thám hiểm của tàu Apollo cũng thường xuyên có mặt chiếc cờ truyền thống của The Explorer Club.

17. Mỗi thành viên có một bộ hồ sơ cá nhân trong phòng lưu trữ của câu lạc bộ. Bộ hồ sơ có giấy tờ gia nhập câu lạc bộ, cờ, ảnh, và nhiều hiện vật mang về từ mỗi chuyến thám hiểm. Quản lý câu lạc bộ, ông Lacey Flint thường nói "Khi hội viên còn sống, họ là thành viên của văn phòng. Khi họ chết, họ đến đây để sống với tôi trong từng kỷ vật lưu trữ". Trong ảnh là hồ sơ thuộc về ông Carl Akeley, cha đẻ của thuật nhồi bông thú hiện đại.
Mỗi thành viên có một bộ hồ sơ cá nhân trong phòng lưu trữ của câu lạc bộ. Bộ hồ sơ có giấy tờ gia nhập câu lạc bộ, cờ, ảnh, và nhiều hiện vật mang về từ mỗi chuyến thám hiểm. Quản lý câu lạc bộ, ông Lacey Flint thường nói "Khi hội viên còn sống, họ là thành viên của văn phòng. Khi họ chết, họ đến đây để sống với tôi trong từng kỷ vật lưu trữ". Trong ảnh là hồ sơ thuộc về ông Carl Akeley, cha đẻ của thuật nhồi bông thú hiện đại.

18. Giấy tờ đăng ký tham gia câu lạc bộ của ông Theodore Roosevelt. Lúc này, ông Roosevelt đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ.
Giấy tờ đăng ký tham gia câu lạc bộ của ông Theodore Roosevelt. Lúc này, ông Roosevelt đã trở thành tổng thống Hoa Kỳ.

19. The Explorer Club cũng là nơi lưu trữ nhiều loại sách hiếm, nhiều cuốn trong đó có từ những năm 1800.
The Explorer Club cũng là nơi lưu trữ nhiều loại sách hiếm, nhiều cuốn trong đó có từ những năm 1800.

Khu vực lưu trữ hình ảnh của những hội viên ưu tú nhất.
Khu vực lưu trữ hình ảnh của những hội viên ưu tú nhất.

Chân dung nhà thám hiểm người Đan Mạch Peter Freuchen, người từng bị mắc kẹt trong một trận bão tuyết trên hòn đảo Baffin, Canada năm 1923. Khi đó Freuchen bị vùi trong một trận tuyết lớn, ngón chân bị đóng băng. Lúc nguy cấp, ông nhớ ra mẹo dùng phân chó đông cứng để làm dụng cụ của thổ dân. Ngay lập tức Freuchen đại tiện, làm đông lạnh chỗ phân và tự chế một chiếc rìu để đào được được lối thoát. Trên đường trở về chỗ cắm trại, ân nhân cứu mạng ông, một người Eskimo khuyên ông tự cắn đứt ngón chân vốn bị đóng băng từ trước. Không làm theo chỉ dẫn, Freuchen lấy búa gõ rụng ngón chân đó.
Chân dung nhà thám hiểm người Đan Mạch Peter Freuchen, người từng bị mắc kẹt trong một trận bão tuyết trên hòn đảo Baffin, Canada năm 1923. Khi đó Freuchen bị vùi trong một trận tuyết lớn, ngón chân bị đóng băng. Lúc nguy cấp, ông nhớ ra mẹo dùng phân chó đông cứng để làm dụng cụ của thổ dân. Ngay lập tức Freuchen đại tiện, làm đông lạnh chỗ phân và tự chế một chiếc rìu để đào được được lối thoát. Trên đường trở về chỗ cắm trại, ân nhân cứu mạng ông, một người Eskimo khuyên ông tự cắn đứt ngón chân vốn bị đóng băng từ trước. Không làm theo chỉ dẫn, Freuchen lấy búa gõ rụng ngón chân đó.

Nguồn GAFIN, Business Insider/DVO


Sự kiện