7 điều thú vị về cơn sốt rượu vang ở Trung Quốc
Ngày 5/6 ngay sau đó, Trung Quốc khởi động cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ giá với sản phẩm rượu vang nhập khẩu từ EU, động thái nhằm trả đũa quyết định ngày 4/6 của EU.
Chưa có con số thống kê về tổng khối lượng rượu vang của Liên minh châu Âu xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng nước bán rượu vang lớn nhất cho Bắc Kinh trong năm 2012 là Pháp, với 140 triệu lít, trị giá 788 triệu USD.
1. Trong 4 năm qua, các nhà đầu tư Trung Hoa đã mua khoảng 30 lâu đài đi kèm vườn nho tại Pháp. Có vẻ như xu hướng này còn tăng mạnh bởi hiện tại đang có 20 vụ làm ăn kiểu này sắp sửa diễn ra.
2. Các nhà nhập khẩu rượu vang Trung Quốc chính là các nhóm thương nhân đặt cược nhiều nhất trong cuộc bán đấu giá rượu vang ở điện Elysée ngày 30/5 vừa qua. Hầm rượu Elysée nổi tiếng có 12 nghìn chai vang thượng hạng, được coi là di sản nước Pháp. Phiên đấu giá hồi cuối tháng 5 bị chỉ trích vì phủ tổng thống bán tháo di sản của nước Pháp để bổ sung thêm tiền vào ngân sách chi tiêu ngày càng eo hẹp. Giá khởi điểm của các chai rượu từ 20 đến 2.500 euro (khoảng 68 triệu đồng).
3. Nhu cầu về rượu Bordeaux loại hảo hạng tại châu Á tăng mạnh khiến giá rượu tăng vọt, cao nhất trong 4 năm qua. Tuy vậy, lượng tiêu thụ vang của người Trung Quốc chỉ tính có 1 chai/1 đầu người/năm, trong khi đó con số tiêu dùng rượu ở quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới Vatican là 73 chai/người/năm.
4. Một cựu quan chức Hồng Kông có tên Hennry Tang, sở hữu bộ sưu tập rượu vang trị giá hàng triệu đô la với 810 chai rượu vang Burgundy. Ông này đã mang bộ sưu tập rượu này ra đấu giá hồi giữa tháng 3 vừa qua.
Người đàn ông này nổi tiếng mê rượu vang, và người ta cho rằng ông đã tích cóp được một trong những bộ sưu tập rượu vang lớn nhất và đầy đủ nhất thế giới. Năm 2008, khi ông Tang giữ chức Tổng thư ký Hồng Kông (chỉ đứng sau Trưởng đặc khu), Hồng Kông đã bãi bỏ thuế nhập khẩu rượu vang, phát triển thành trung tâm rượu vang trong khu vực và là thị trường đấu giá rượu vang quý hiếm lớn nhất thế giới.
Ông Tang đảm nhiệm vị trí Tổng thư ký đặc khu cho tới tháng 9/2011. Ông từng là sự lựa chọn hàng đầu cho chiếc ghế Trưởng đặc khu trong cuộc bầu cử tháng 3/2012. Tuy nhiên, do bê bối lăng nhăng tình ái và xây hầm rượu trái phép, nên ông Tang đã đánh mất sự ủng hộ và thất bại trước đối thủ Lương Chấn Anh.
5. Không chỉ về rượu vang, thị trường rượu cognac Trung Quốc năm 2010 đáng giá hơn 70% so với thị trường cognac Mỹ.
6. Không chỉ nhập khẩu, Trung Quốc còn có lịch sử lâu đầu về nghề trồng nho làm rượu.
7. Thị trường rượu vang màu mỡ Trung Quốc sẽ khó thoát khỏi tay các thương nhân Brazil, vốn nổi tiếng với sản lượng xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới hơn là phát triển các chuỗi sản xuất rượu vang. Tuy vậy, chính bởi quặng sắt và nhất là đậu nành là những món hàng Trung Quốc đang lùng mua khắp thế giới, các doanh nghiệp Brazil đang hi vọng sẽ kiếm bội thu từ thị trường đang "khát" này.
Nguồn FT