Sự thật thú vị về ngày Lễ Tạ Ơn
Tại Mỹ, ngày Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư trong tháng 11.
Những người Pilgrim ở Plymouth là những người đầu tiên tổ chức mừng Lễ Tạ Ơn.
Lễ Tạ Ơn đầu tiên trên thế giới được kéo dài tới 3 ngày.
Ngày lễ Tạ ơn chính thức trở thành quốc lễ từ năm 1941.
Những người hành hương không sử dụng nĩa, họ ăn bằng thìa, dao, và ngón tay.
Mặc dù Lễ Tạ Ơn được coi là một ngày lễ của Mỹ, ngày này cũng được tổ chức tại Canada vào ngày thứ Hai lần thứ hai trong tháng Mười.
Tại Mỹ, khoảng 280 triệu con gà tây được tiêu thụ trong ngày Lễ Tạ Ơn.
Bằng chứng hóa thạch cho thấy gà tây đã xuất hiện tại châu Mỹ 10 triệu năm trước đây.
Columbus nghĩ rằng miền đất ông khám phá được kết nối với Ấn Độ, nơi có rất nhiều công. Và ông tin rằng gà tây là một loài chim thuộc công ( thực ra gà tây thuộc một loại chim trĩ). Vì vậy, ông đặt tên cho chúng là "tuka", có nghĩa là "con công" trong ngôn ngữ Tamil của người Ấn Độ.
Gà tây là một trong những động vật đầu tiên ở châu Mỹ được thuần hóa.
91% người Mỹ dùng món gà tây trong ngày Lễ Tạ Ơn
Hơn 40 triệu suất thịt hầm đậu xanh được phục vụ ngày Lễ Tạ Ơn.
Chạc xương đòn của gà tây được sử dụng trong một nghi lễ may mắn ngày Lễ Tạ Ơn.
Một con gà tây trong trạng thái hoảng sợ có thể chạy với tốc độ lên đến 20 dặm một giờ.
Nguồn NDH