Nhiều người không quá ngạc nhiên về kết quả bảng xếp hạng này bởi đó là thành quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của Singapore
Singapore: 14 năm là thành phố đáng sống nhất cho người châu Á
Lý do gì khiến Singapore 14 năm liên tiếp đạt được danh hiệu này trong khi nhiều thành phố đã bị tụt hạng sâu trong năm nay?
Theo báo cáo của ECA International, Singapore được đánh giá là địa điểm lý tưởng nhờ vào một số yếu tố như giao thông đi lại thuận tiện, dễ dàng tiếp cận các công trình lớn; tỷ lệ tội phạm thấp,
"Chất lượng không khí tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống y tế tiên tiến, tỉ lệ tội phạm và các nguy cơ về sức khỏe thấp giúp Singapore giữ vững vị trí hàng đầu thế giới về chất lượng cuộc sống", Giám đốc khu vực châu Á của ECA International Lee Quane cho biết.
Theo Channel News Asia, đối thủ cạnh tranh chính trong khu vực của Singapore là Hồng Kông đã rơi từ hạng 17 xuống hạng 33 trong bảng xếp hạng toàn cầu năm 2015. Tuy nhiên Hồng Kông vẫn đứng thứ 6 trong các thành phố được yêu thích nhất châu Á.
Ông Quane lý giải về sự tụt hạng của đặc khu Hồng Kông: cơ sở hạ tầng, giáo dục và dịch vụ y tế tại đây vẫn tốt nhưng chất lượng không khí còn kém xa phần còn lại trong khu vực và tình hình chính trị - xã hội bất ổn trong năm qua là những điểm trừ của đặc khu này.
Chất lượng không khí tốt, cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống y tế tiên tiến, tỉ lệ tội phạm và các nguy cơ về sức khỏe thấp giúp Singapore giữ vững vị trí hàng đầu thế giới về chất lượng cuộc sống |
Đại diện ECA cũng nhận định là dù có nhiều thành phố ở châu Á cung cấp các điều kiện tương tự cho người lao động nước ngoài nhưng Singapore vẫn là điểm đến hàng đầu và không dễ dàng bị tụt bậc trong thời gian tới.
Một số thành phố ở ASEAN cũng lọt vào top 100 của bảng xếp hạng này như Bangkok đứng vị trí 89, trong khi George Town và Kuala Lumpur lần lượt đứng vị trí 97 và 98 của bảng xếp hạng.
Nhiều người không quá ngạc nhiên về kết quả bảng xếp hạng này bởi đó là thành quả của những nỗ lực không ngừng nghỉ của Singapore để khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu ở khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, thành phố Osaka và Nagoya của Nhật tiếp tục giành vị trí thứ hai và ba trong bảng xếp hạng châu Á. Trong bảng xếp hạng toàn cầu, hai thành phố Adelaide và Sydney của Úc giành vị trí hai và ba.
Thủ đô Hà Nội và TP.HCM của Việt Nam đồng hạng 32 ở bảng xếp hạng các thành phố thuộc châu Á, tụt một hạng so với năm trước. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, hai thành phố lớn của Việt Nam đồng hạng 159.
Đứng chót bảng xếp hạng châu Á là Lashkar Gah và Kandahar của Afghanistan và Mogadishu của Somalia.
Theo Bloomberg, việc đánh giá và xếp hạng 450 thành phố trên toàn thế giới chủ yếu dựa vào các nhân tố như khí hậu, chất lượng các dịch vụ y tế, nhà ở, cơ sở hạ tầng, an toàn cá nhân, tình hình chính trị và chất lượng không khí.