Sao phải chi nhiều hơn cho đồng hồ đắt tiền?
Khi ông Radoslaw Sikorki, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan, sanghội đàm tại Ukraine, các đồng nghiệp và đối tác người Ukraine, theonhư đưa tin, đã cười ông chỉ vì ông đeo một chiếc đồng hồ điện tử của Nhật với giá chỉ 165 USD.
Mộttờ báo Ukraine đã đưa tin về sở thích của các bộ trưởng nước này, nhiều ngườitrong số họ đang sở hữu những chiếc đồng hồ đeo tay trị giá trên 30.000 USD,thậm chí một ông nghị Ukraine (Quốc hội Ukraine được gọi là VerkhovnaRadahoặc Rada), còn cho biết ông đang đeo chiếc đồng hồ với giá bán lẻ trên6.000 USD.
Tiếng cười nhạo đáng lẽ nên theo hướng ngược lại. Bạn sẽkhông cười (có thể một cách kín đáo để tránh bị coi là mất lịch sự) người đã trảmột số tiền gấp 200 lần mức bạn thanh toán và kết quả là nhận được một sản phẩmchất lượng tồi?
Ảnh: NewsArt.com
Đó là điều những người Ukraine đã làm.
Họ có thể mua mộtchiếc đồng hồ điện tử chính xác, trọng lượng nhẹ, không cần bảo trì, bảo dưỡng,không cần phải lên giây cót hoặc rung lắc, chạy tốt trong 5 năm, luôn cho chủnhân biết giờ chính xác.
Thay vào đó, họ lại trả một số tiền lớn hơn rất nhiều chonhững chiếc đồng hồ nặng nề hơn, mỗi tháng chậm vài phút, ngừng chạy nếu 1-2ngày bạn quên lên giây cót (nếu đồng hồ có cơ chế tự lên cót, chúng sẽ ngừngchạy nếu bạn không rung lắc chúng). Hơn nữa, đồng hồ điện tử cũng tích hợp thêmchức năng báo thức, bấm giây và nhiều chức năng khác mà những chiếc đồng hồ cơhoặc không có hoặc có cũng chỉ để nâng cao khả năng cạnh tranh mà thôi.
Tại sao những người mua sắm thông thái lại chấp nhận nhữngmón hớ như vậy? Vì hoài cổ, có lẽ vậy? Trên một trang quảng cáo đồng hồ PatekPhilippe, Thierry Stern, chủ tịch công ty, nói rằng ông lắng nghe tiếng tíchtắc của mọi chiếc đồng hồ bằng thiết bị điểm chuông theo từng phút mà công tytự chế tạo theo đúng cách mà cha và ông mình đã làm.
Mọi chuyện đều rất tốt nhưng từ thời của ông nội nhà Stern,chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc lưu giữ thời gian. Tại sao lạichối bỏ những tiến bộ mà sự khéo léo của con người đã mang lại? Tôi có mộtchiếc bút máy cũ vốn của bà tôi; nó là vật kỷ vật của bà, nhưng tôi không mơ đếnviệc dùng cây bút để viết bài cho mục này.
Thorstein Veblen biết câu trả lời. Trong cuốn (tạmdịch: Lý thuyết về giai cấp giàu có) xuất bản năm 1899, ông cho rằng ngay khi yếutố cơ bản của địa vị xã hội trở nên tốt hơn - chứ không phải sự thông thái,kiến thức, sự liêm chính đạo đức hoặc kỹ năng trận chiến - người giàu cần tìmra cách tiêu tiền với mục đích chính không có gì khác ngoài phô bày bản thân sựgiàu có.
Ông sử dụng thuật ngữ “tiêu dùng hoang phí vì mục đích phôtrương” (conspicuous consumption) để mô tả hành động này. Veblen viết cuốn sáchnày với tư cách là một nhà khoa học xã hội, cố gắng không đưa ra bất kỳ ý kiếnđánh giá nào về mặt đạo đức, mặc dù ông khiến độc giả đôi chút nghi ngờ thái độcủa ông về thói quen tiêu xài như đã nói trong một thời kỳ còn rất nhiều ngườisống trong đói nghèo.
Việc một quan chức đeo một chiếc đồng hồ đắt tiền chỉ để khoekhoang địa vị xã hội dường như không hợp lý tại một quốc gia có tỷ lệ dân số sốngtrong nghèo đói ở mức cao đáng kể. Các quan chức này đang đeo trên tay họ mộtthứ đáng giá 4-5 năm lương của một người Ukraine trung bình. Điều này có nghĩarằng Ukraine đang trả lương cho công chức quá cao hoặc rằng công chức của họ cóthể có “nhiều cách kiếm tiền khác” để mua những chiếc đồng hồ không thể mua nổibằng lương.
Chính phủ Trung Quốc biết ý nghĩa cụm từ “những cách khác”.Theo tờ ,một khía cạnh trong chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ Trung Quốc là kiểmsoát chặt chẽ quà tặng đắt tiền. Kết quả là, theo Jon Cox, nhà phân tích tại KeplerCapital Markets, “đeo một chiếc đồng hồ to dầy trên tay là không thể chấp nhậnđược”. Thị trường đồng hồ đắt tiền tại Trung Quốc ngay lập tức rơi vào suythoái. Người Ukraine cũng biết việc này.
Đeo một chiếc đồng hồ có giá gấp 200 lần một chiếc đồng hồ chỉgiờ giấc tốt cho thấy thêm một điều gì đó, thậm chí khi chiếc đồng hồ này đượcđeo bởi những người không điều hành một đất nước tương đối nghèo. AndrewCarnegie, người giàu nhất trong thời đại của Veblen, đã có phần “thô lỗ” trongphán xét mang tính đạo đức của ông, nhất là câu “Chết trong sự giàu có là cáichết đáng hổ thẹn” (The man who dies rich, dies disgraced).
Chúng ta có thể dùng lời nhận xét này cho một người(nam/nữ) đeo trên tay chiếc đồng hồ giá 30.000 USD hoặc mua một sản phẩm xa xỉtương tương tự, như chiếc túi xách tay trị giá 12.000 USD. Về cơ bản, một trongnhững người này đã nói “Tôi hoặc là kẻ ngốc hoang phí hoặc ích kỷ.Tôi không biết rằng trẻ em đang chết vì bệnh tiêu chảy hoặcsốt rét vì thiếu nước sạch hoặc màn chống muỗi. Rõ ràng những gì tôi chi chochiếc đồng hồ hoặc túi xách này sẽ đủ để giúp nhiều người sống sót; nhưng vì không quan tâm đến họ nhiều nên tôi thích tiêu tiền của mình vào cái có thể khoe được”.
Tất nhiên, tất cả chúng ta đều có cái thú của mình. Tôikhông cho rằng mọi sản phẩm xa xỉ đều sai trái, nhưng chế giễu ai đó vì họ đeomột chiếc đồng hồ thực dụng với giá bán khiêm tốn sẽ gây áp lực cho những ngườiđang tìm kiếm hàng xa xỉ đắt đỏ. Chúng ta nên ca ngợi những người, như ôngSikorski, với thị hiếu khiêm tốn và dành ưu tiên cho công việc thực tế hơn là“tiêu dùng hoang phí vì mục đích phô trương”.
GS
: Peter Singer là Giáo sư về luân lý học sinh vậttại Đại học Princeton và danh hiệu Giáo sư Melbourne Laureate Professor tại Đạihọc Melbourne. Ông cũng là tác giả cuốn Practical Ethics, One World, and TheLife You can Save (tạm dịch: Sắc tộc, Một thế giới và Cuộc đời bạn có thể cứuvớt), cũng là tên một tổ chức do ông sáng lập. |