Bộ sách đồ sộ và kinh điển về một trong những nền văn minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại. Ảnh: Omega+
Vì sao Đế chế La Mã có thể tồn tại đến 13 thế kỷ?
Tuy nhiên sau gần 13 thế kỷ, Đế chế này vẫn bước đến bờ diệt vong. Vì sao lại như vậy?
Ra mắt lần đầu vào năm 1776, Sự Suy Tàn Và Sụp Đổ Của Đế Chế La Mã (The Decline And Fall Of The Roman Empire) của Edward Gibbon là một trong những bộ sách tham vọng, đồ sộ và kinh điển nhất về lịch sử văn minh thế giới.
Tác phẩm là thành tựu của thời đại (TK 18) và được nhiều người ví von là tác phẩm vĩ đại nhất của lịch sử từng được viết ra. Nó gây tác động và ảnh hưởng lớn tới các nhà văn, sử gia lẫn chính trị gia cùng thời. Isaac Asimov, Winston Churchill hay Virginia Woolf đều thừa nhận chịu ảnh hưởng từ tác phẩm lẫn lối viết châm biếm đặc trưng của Gibbon.
Edward Gibbon (1737-1794) là sử gia danh tiếng của Anh vào TK 18, đồng thời là thành viên của Nghị viện Anh quốc. Thời gian ở Rome năm 1764 khiến ông “thai nghén” ý tưởng về bộ sử đồ sộ mà sau này trở thành The Decline and Fall of the Roman Empire (gồm 6quyển, xuất bản từ năm 1776 đến năm 1788). Mặc dù Gibbon còn xuất bản nhiều tác phẩm khác nhưng Sự Suy Tàn Và Sụp Đổ Của Đế chế La Mã gần như là thành tựu cả cuộc đời và đưa tên tuổi Gibbon trở thành một trong những sử gia quan trọng nhất trong thời kỳ Khai minh tại Anh.
Giá trị của tác phẩm ra đời cách đây gần 250 năm
Sự Suy Tàn Và Sụp Đổ Của Đế chế La Mã được xuất bản trong khoảng thời gian 1776-1788 (trong suốt 12 năm), gồm 6 quyển với lịch sử trải dài hơn 13 TK (từ năm 98 đến khi Constantinople thất thủ vào năm 1453). Với phạm vi phủ rộng khắp, không chỉ giới hạn tên gọi “La Mã” trong châu Âu TK 18 và thời hiện đại, cuốn sách còn nhắm vào phần phương Đông của toàn bộ tổng thể Đế chế La Mã - tức Đế chế Byzantine (Đông La Mã). Điều này gợi lên cảm quan về tầm vĩ đại phủ khắp của La Mã và nỗi niềm suy tư: “thay vì tra vấn xem điều gì khiến Đế chế La Mã bị phá hủy, chúng ta đúng ra phải lấy làm ngạc nhiên rằng làm sao nó tồn tại được lâu đến thế”.
Cuốn sách không chỉ nói về nguyên nhân suy tàn và sụp đổ của La Mã mà còn tái hiện không khí của cả một thời đại. Hơn một ngàn trang sách cũng không phải là quá đáng đối với một công trình bao trọn 13 TK văn minh La Mã.
Bộ sách khắc họa số phận của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới, về những thành tựu triết học, văn chương, tôn giáo, ngôn ngữ cho đến pháp luật, và dân tộc chí, về những người cai trị, về chiến tranh và xã hội, và những sự kiện dẫn đến sự sụp đổ của La Mã bất chấp mọi thành tựu quân sự và văn minh mà đế chế này từng kế thừa và đạt được. Tác giả cũng nêu bật nhiều sự kiện quan trọng trong câu chuyện dẫn đến sự suy tàn và diệt vong của La Mã.
Đối với độc giả hiện đại nói chung và giới nghiên cứu nói riêng, bộ sách của Gibbon có vai trò đặc biệt quan trọng khi ngày càng có nhiều người mang tư tưởng bi quan về tương lai của văn minh Tây phương. Từng có ý kiến cho rằng, những căn nguyên dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ của La Mã cũng chính là những gì sẽ dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ của nền cộng hòa và văn minh hiện tại của phương Tây. Do vậy, “Sự suy tàn và sụp đổ của Đế chế La Mã” có thể coi là một cuốn cẩm nang giúp thuận tiện tìm hiểu ngọn nguồn sự suy bại trong các đế chế cũng như các nền văn minh khác. “Nhìn lại về quá khứ, soi vào các đế chế trỗi dậy rồi suy tàn theo dòng chảy lịch sử, và ta có thể thấy trước được tương lai.” - Hoàng đế La Mã - Marcus Marcus Aurelius.
Dịch thuật công phu
Bộ sách này của Gibbon được dịch lần đầu ở Nhật vào năm 1939-1940. Ở Trung Quốc, sách nhiều lần xuất bản vào các năm 1981, 1982, 1997, 2003, 2004, và 2008. Sau đó, quyển sách có rất nhiều bản dịch, gần nhất là năm 2020.
Bản dịch tiếng Việt lần đầu tiên được dịch và xuất bản tại Việt Nam do dịch giả Thanh Khê thực hiện trong thời gian rất dài, từ năm 2014. Sách được chia thành 3 tập.
Tập 1 bao gồm quyển I-II (712 trang); tập 2 bao gồm quyển III-IV (480 trang); tập 3 bao gồm quyển V-VI (560 trang). Kích thước khổ sách 19 x 27 cm (to hơn các kích thước sách phổ thông) và tỉ lệ dàn trang được thiết kế dựa trên tỉ lệ vàng trong việc thiết kế sách tiêu chuẩn.
Để tương xứng với kiến thức đồ sộ của bộ sách, Omega+ đã đầu tư cho cả phần bìa sách |
Sách sử dụng giấy ruột Bb70/76; bìa cứng ép nhũ trên giấy giả da bồi carton; áo bìa ôm in 4 màu giấy Couche, ép nhũ; có boxset. Tất cả để góp phần tương xứng với tầm quan trọng của một tác phẩm viết về một nền văn minh quá vĩ đại.
Bản tiếng Việt sử dụng là phiên bản rút gọn của nhà xuất bản Random House (2009), được tin tưởng giao cho Hans-Friedrich Mueller (hiện là Giáo sư Văn học Cổ & Hiện đại tại Đại học Union, New York) biên tập, dựa trên những bản rút gọn trước đó, đặc biệt là phần tôn giáo, phần nổi bật và đặc sắc nhất; giúp cho tác phẩm đã ra đời cách đây gần 250 năm được cô đọng, dễ đọc và tiện dụng hơn với độc giả thời nay nhưng vẫn không làm mất đi những nội dung chính và tinh thần của tác giả và tác phẩm.
Kết thúc 7 năm chuyển dịch bộ sách đồ sộ này, dịch giả Thanh Khê bày tỏ: “Nói về một hành trình dài nhường ấy thì biết bao nhiêu cho đủ. Đã đến lúc kết lại bằng mấy lời. Dù bạn có đồng ý đến đâu với "các nguyên nhân" mà Gibbon đúc kết, lợi ích thu được từ tác phẩm này thật rõ ràng. Hơn một ngàn trang sách cũng không phải là quá đáng đối với một công trình trọn 13 thế kỷ văn minh La Mã, và không chỉ nói về La Mã. Gibbon chủ yếu tập trung ở đế chế phương Tây, dù đúng là ông có lần theo tàn dư của danh xưng La Mã cho đến ngày Constantinople thất thủ lần sau cuối (1453).
Trong Lời giới thiệu, nhà sử học Daniel J. Boorstin nhấn mạnh “tính gần gũi” của Gibbon, xem đây là lý do Gibbon vẫn còn hoài sinh động, dù đã cách nay hơn 200 năm. Quả thật, ông là một trường hợp độc đáo, nơi văn chương và học thuật hòa quyện, nơi cái chất chơi và tác phong chuyên nghiệp song hành, và nơi giá trị khai trí dẫy đầy trong tình tiết giải trí. Thiết nghĩ, bấy nhiêu cũng tạm đủ để trả lời cho câu hỏi "Tại sao vẫn cần dịch Gibbon?"