Ảnh: Quý Hòa.

 
Minh Đăng Thứ Hai | 18/03/2019 09:50

Từ lịch sử, nhìn về doanh nghiệp

“Đây là cuốn sách đặt nền tảng cho sự thấu hiểu lịch sử nhân loại”, Bill Gates nhận xét.

Không chỉ là một cuốn sách lý giải lịch sử thế giới hiện đại trên phương diện địa lý, Súng, Vi Trùng Và Thép của tác giả Jared Diamond mang đến cho các doanh nhân cái nhìn về sự tương đồng giữa sự tồn vong của các hình thái xã hội và sự tồn vong của các kiểu hình doanh nghiệp khác nhau. Không lâu sau khi cuốn sách phát hành, Bill Gates đã phải nhận xét: “Đây là cuốn sách đặt nền tảng cho sự thấu hiểu lịch sử nhân loại”.

Là Giáo sư Địa lý của Đại học ULCA, Diamond là tác giả nổi tiếng của một số sách khoa học thường thức kết hợp các chủ đề từ những lĩnh vực đa dạng ngoài lĩnh vực nghiên cứu chính thức của ông. Vị giáo sư người Mỹ 82 tuổi có mẹ là giáo viên và nhà ngôn ngữ học, cha là bác sĩ. Gia đình, cộng hưởng với việc kinh qua nhiều ngành khác nhau trong suốt thời gian học tập, từ nghề y sang nghiên cứu sinh học, ngôn ngữ học đã cho ông kiến thức phổ rộng.

Nhờ sống tại châu Âu từ năm 1958-1962, mà cuộc đời bị “chấn thương” vì lịch sử châu Âu thế kỷ XX, ông bắt đầu nghĩ nghiêm túc hơn đến cách vận hành của các chuỗi nhân quả trong diễn trình lịch sử - điều dẫn dắt suy nghĩ của ông xuyên suốt hành trình 13.000 năm lịch sử thế giới trong cuốn sách này.

Tu lich su, nhin  ve doanh nghiep

Súng, Vi Trùng Và Thép là sách khoa học nổi tiếng nhất của Diamond, được dịch ra 33 thứ tiếng và nhận được nhiều giải thưởng, gồm giải Pulitzer và giải Aventis cho sách khoa học. Xuất bản lần đầu vào năm 1997, cuốn sách đặt ra câu hỏi tại sao người Âu - Á chinh phục hoặc thay thế người bản địa ở châu Mỹ, Úc và châu Phi, thay vì ngược lại.

Cuốn sách lập luận rằng kết quả này không phải do lợi thế sinh học của các dân tộc Âu - Á mà nhờ đặc điểm của lục địa Á - Âu, đặc biệt là tính đa dạng cao của các loài động thực vật hoang dã thích hợp cho việc thuần hóa. Trục chính Đông Tây của lục địa cũng tạo điều kiện cho việc lan xa của những loài thuần hóa này.

Dù tập trung nhiều vào biến số địa lý ảnh hưởng đến sự hình thành cục diện kinh tế thế giới đương đại, Diamond không cho rằng thể chế tốt là một phần câu trả lời tại sao mỗi nước giàu nghèo khác nhau, chỉ là quan điểm này không toàn diện. Các thể chế tốt chẳng phải là một biến số ngẫu nhiên có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên trái đất, ở Đan Mạch hay ở Somalia với xác suất như nhau. Ngược lại, thể chế tốt luôn hình thành do một chuỗi dài những mối liên hệ lịch sử, từ các nguyên nhân sâu xa bắt nguồn từ điều kiện địa lý cho tới những biến số phụ thuộc trực tiếp là các thể chế đó. “Cần phải thấu hiểu cái chuỗi đó nếu chúng ta hy vọng ngày nay có thể nhanh chóng tạo ra được những thể chế tốt tại các quốc gia chưa từng có chúng”, ông nói.

Là một nghiên cứu lịch sử nhưng tính ứng dụng của Súng, Vi Trùng Và Thép lại có tính đối chiếu với các kiểu hình doanh nghiệp. “Xã hội nào thống nhất quá thì bất lợi, song xã hội nào phân mảnh quá thì cũng bất lợi nốt. Sự đổi mới diễn ra nhanh nhất ở xã hội nào có sự phân mảnh ở cấp độ trung gian tối ưu”. Suy luận mà Diamond rút ra ở trên hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Sách do Nhà Xuất bản Tri Thức ấn hành