Sức mạnh của ngôn từ rất quan trọng với những ai đang bị chấn thương tâm lý, trẻ em cũng không ngoại lệ.

 
Lam Nhi Thứ Hai | 28/11/2022 11:14

Sức mạnh ngôn từ - “Liều thuốc” an ủi và chữa lành cho trẻ trước chấn thương tâm lý

Ngôn từ nếu được nói trong những lúc trẻ em mở lòng và dễ bị tổn thương thì nó có khả năng khắc sâu vào trí nhớ của trẻ.

Có những lời nói sẽ là một lưỡi dao “giết” chết một tâm hồn nhạy cảm, nhưng cũng có những lời nói có thể xoa dịu, thậm chí cứu vớt những tâm hồn đang bị chấn thương tâm lý.

Đặc biệt hơn, sức mạnh của ngôn từ rất quan trọng với những ai đang bị chấn thương tâm lý, trẻ em cũng không ngoại lệ. Việc lựa chọn từ ngữ khéo léo và sử dụng chúng đúng lúc, kết hợp với giọng điệu thích hợp sẽ giúp thúc đẩy quá trình hồi phục của trẻ. Điều này đúng đối với bất kỳ sự kiện đáng sợ nào.

Trong cuốn sách The Worst Is Over: What to Say When Every Moment Counts (tạm dịch: Điều tồi tệ nhất đã qua: Nói gì đây khi mọi khoảnh khắc đều quý giá) của Acosta và Prager, các tác giả đã cho rất nhiều ví dụ về ngôn ngữ sơ cứu nhằm cứu vãn những tình huống dường như tuyệt vọng, ngăn việc chảy máu nghiêm trọng và cả phòng ngừa việc để lại sẹo trong lúc lành vết thương ở bệnh nhân bị phỏng! Chúng ta biết từ ngữ có thể dễ dàng làm ta thấy dễ chịu hoặc căng thẳng như thế nào. Từ ngữ có thể chuyển một trải nghiệm bình thường thành một trải nghiệm lãng mạn, làm tăng hoặc giảm huyết áp, đem lại tiếng cười và niềm vui hoặc nước mắt và đau khổ.

Cũng trong cuốn sách “Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý”, hai tác giả Peter A. Levine và Maggie Kline đã viết ra danh sách những khuôn khổ để chọn lựa từ ngữ bằng cách dùng giọng nói của bạn để thuyết phục trẻ rằng bạn hiểu ở vị thế của trẻ thì trẻ cảm thấy chuyện đó như thế nào.

Sau đó, hãy nói điều phù hợp với những ý dưới đây:

+ Cho trẻ thấy rằng bạn chấp nhận điều đã xảy ra với lòng trắc ẩn.

+ Bảo đảm rằng trẻ cảm thấy an toàn và kết nối thay vì cảm thấy lẻ loi.

+ Trấn an trẻ là dù chuyện gì xảy ra thì nó cũng đã qua rồi (nếu đúng là thế).

+ Giúp “đẩy thời gian” từ quá khứ đến hiện tại bằng cách hướng dẫn trẻ chú ý đến các cảm giác của bản thân cho đến khi có sự giải tỏa và chuyển đổi.

+ Nhắc trẻ nhớ các nguồn lực tinh thần của trẻ để giúp trẻ đương đầu.

Ngôn từ không chỉ có sức mạnh khi được nói ra đúng lúc, mà nếu được nói trong những lúc ta mở lòng và dễ bị tổn thương thì nó còn có khả năng khắc sâu vào trí nhớ của chúng ta. Hãy dành một chút để nhớ lại các từ ngữ đã hình thành nên những nốt thăng trầm trong cuộc đời bạn, và từ hiểu biết nhờ kinh nghiệm, bạn sẽ hiểu ngôn từ có thể thấm nhuần và dệt nên cuộc đời bạn như thế nào.

Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý - Có thể làm gì cho thế hệ Z và chuẩn bị phòng chống chấn thương cho thế hệ Alpha?

“Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý” chính là công cụ mà hai tác giả Peter A. Levine và Maggie Kline đã gửi đến cho chúng ta, những người thiết tha quan tâm nhưng chưa biết phải làm cách nào để giúp đỡ thế hệ con em trong một giai đoạn thế giới đầy bất trắc và bất định. Với kỷ lục được dịch qua 12 ngôn ngữ, 8 ngôn ngữ châu Âu và 4 ngôn ngữ châu Á, tác phẩm Trauma-Proofing Your Kid đã là sách gối đầu giường cho không chỉ chuyên gia tâm lý hay y khoa chuyên về chấn thương tâm lý mà còn cho cả giáo viên, phụ huynh và người giữ trẻ.

Hãy dành một chút để nhớ lại các từ ngữ đã hình thành nên những nốt thăng trầm trong cuộc đời bạn
Hãy dành một chút để nhớ lại các từ ngữ đã hình thành nên những nốt thăng trầm trong cuộc đời bạn.

Không tự giới hạn trong những cách khắc phục chấn thương ngay từ đầu với những phương pháp sơ cứu cảm xúc hay phòng ngừa từ những dấu hiệu xuất hiện sớm nhất, “Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý” còn hướng dẫn và mô tả các bước trị liệu cho trẻ từng bị chấn thương từ nhiều năm mà nay biểu hiện qua các triệu chứng như lo âu hay trầm cảm.

Với hành trang như cuốn sách “Bảo vệ trẻ trước chấn thương tâm lý” này, chúng ta tin rằng bước chân của mình sẽ vững chắc hơn với niềm tự tin hiểu đúng làm đúng.