Thứ Năm | 10/10/2013 14:01

Sách về tướng Giáp: Nhà chiến lược quân sự qua con mắt giáo sư sử học Mỹ

"Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá' là cuốn biên khảo về cuộc đời, sự nghiệp Đại tướng qua góc nhìn, tri nhận của nhà sử học Cecil B. Currey.


Bìa sách "Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá"

Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá

Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá
Cecil B. Currey
456 trang
15,5 x 24 cm
Thế giới
Nguyễn Văn Sự
Tháng 08/2013
Liên hệ: Chị Hoàng Anh ThơĐiện thoại: 0904543768Email: tho.hoanganh@gafin.vn


Giáo sư Cecil B. Currey từng giảng dạy lịch sử tại Đại học Nam Florida, Mỹ. Ông được đánh giá làmột trong những sử gia xuất sắc về lịch sử chiến tranh và đã viết ba cuốn sách về Việt Nam. Cuốn"Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá" ra đời sau chuyến thăm Việt Nam năm 1997, khi đó CecilB. Currey đã được chính Đại tướng Võ Nguyễn Giáp tiếp tại nhà riêng.

Tác giả dựa vào nhiều nguồn tư liệu của Việt Nam và của tình báo nước ngoài, qua tiếp xúc vớinhiều cán bộ cao cấp trong và ngoài quân đội. Cuốn sách tái hiện cuộc đời một trong những nhà quânsự đặc biệt nhất của thế kỷ XX. Trong đó, Cecil B. Currey nhận định, mặc dù không hề qua trường lớpđào tạo về quân sự ngoài thực tiễn chiến trường và nghiên cứu sách vở, Võ Nguyên Giáp đã ghi nhữngchiến công huy hoàng.

Thắng lợi của Đại tướng không chỉ đơn thuần về mặt quân sự mà còn là nhữngtrận toàn thắng về chính trị. Tướng Giáp và người Việt Nam đã nhấn mạnh sự kết hợp đấu tranh giữanông thôn và thành thị. Ông cũng là người xuất sắc ở khả năng động viên và tổ chức quần chúng.

Sách đã được dịch và xuất bản ở Anh, Trung Quốc, Brazil và một nhà xuất bản địa phương của Pháp.Đây được coi là cuốn biên khảo đầy đủ nhất của một tác giả nước ngoài về nhà lãnh đạo quân sự tàiba của Việt Nam.

"Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá" do Nguyễn Văn Sự dịch, NXB Thế giới và Công ty Cổphần Sách Thái Hà phối hợp ấn hành.

Trích đoạn "Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọigiá"

Một ng­ười khác, tr­ước đây là học sinh của ông di cư­ vào Nam năm 1954 đã nói,ông nổi tiếng trong đám học sinh là diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử, đặc biệt là lịch sửquân sự. Nhiều học sinh cũ của ông nhớ về ông như­ một . Ngư­ời ta còn nói thêmGiáp có thể vẽ trên bảng đen đến cả chi tiết những trận đánh của Napoléon. Ông Bùi Diễm - cựu đạisứ của Ngô Đình Diệm tại Mỹ - thời đó là một cậu bé 13 tuổi, đ­ược hỏi về Giáp đã gợi lên hình ảnhmột con ngư­ời bị . Giáp lên lớp giảng vềlịch sử nư­ớc Pháp những năm 89 giữa thế kỷ. Ngay từ đầu ông đã trình bày vấn đề theo cách riêngcủa ông. Ông đứng thẳng tr­ước lớp, nhìn thẳng vào đám học trò dõng dạc nói: 'Khá nhiều sách nói vềlịch sử nước Pháp thời kỳ này rồi. Nếu muốn các em có thể tham khảo. Tôi sẽ chỉ nói với các em vềhai chủ đề: cuộc cách mạng và Napoléon'.

Nửa thế kỷ qua rồi, ông Bùi Diễm không bao giờ quên đ­ược ph­ương pháp sư­ phạm của Giáp: 'Sựmiêu tả chi tiết về sự tàn tạ của v­ương triều cũng như­ đồi bại của Marie Antoinette đã đư­a họctrò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp. Như­ bị hút hồn vềcuộc cách mạng Pháp và những nhân vật nổi bật của thời đó như Danton Robespierre, ông giáo sư­ họVõ sôi nổi hào hứng kể lại những việc làm của Uỷ ban cứu quốc, của công xã Paris để trừng trị bọnphản cách mạng, bảo vệ lợi ích của quần chúng'. Ông Bùi Diễm nhớ lại: 'Giáp không phải chỉ là nhàsử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư­ say mê, bênh vực chính nghĩa của lịch sử. Đi đi, lại lạimột cách mạnh mẽ trong lớp, Giáp kể lại từng hành động cho thấy rõ chiến thuật và chiến lư­ợc củaNapoléon'.

Từng trận đánh của Napoléon dẫn quân lính xông thẳng vào đội hình quân đội các nư­ớc châu Âuthời đó liên minh lại với nhau để mong đè bẹp cuộc cách mạng Pháp. Ngay cả những trận đụng độ nhỏcũng được miêu tả chi tiết, Giáp ghi nhớ tất. Ông muốn học trò của ông hiểu . Lớp học im phăng phắc,đám học trò thiếu niên đang ở tuổi hiếu động bị cuốn hút về những câu chuyện kể hết sức hấp dẫnnhư­ sống lại đến từng chi tiết võ công hiển hách của Napoléon. Giáp nói rằng ông giảng giải kỹ vềcác trận đánh của Napoléon đơn giảnvì ông có trách nhiệm phải giảng về cách mạng Pháp. Vì vậyông phải nghiên cứu kỹ chiến l­ược và chiến thuật của Napoléon.

Có một thời gian ngắn, ngư­ời ta hay giễu cợt cho ông cái biệt danh 'ông tướng cầm quân','Napoléon' vì ông say s­ưa giảng về chủ đề quân sự trong cách mạng Pháp (56 năm sau, đư­ợc hỏi vềcác biệt danh đó, vị 't­ướng về hư­u' đã lâu chỉ phá lên c­ười).

Theo lời đồn đại, dáng đi và cách nói của Giáp giống hệt Napoléon, nói những câu ngắn gọn, đầuhơi cúi, ngón tay cái thọc vào túi áo vét. Theo miêu tả của các bạn đồng nghiệp, ông là một conng­ười có vẻ mặt điềm tĩnh, lạnh lùng như­ một ngư­ời chơi poker đang suy nghĩ nên hạ con bài nào,nh­ưng lại hay giận dữ giữa những phút im lặng như­ hòn đá. Ngư­ời ta kể lại, một hôm một giáo sư­hỏi ông: 'Không chơi kiểu Napoléon à?'. Giáp trả lời : 'Mình một Napoléon!'. Có thểông đã nghĩ đến điều đó, vì khá lâu sau, trong những cuộc trả lời phỏng vấn ông hay có điệu bộ như­hoàng đế Napoléon đang độc thoại tr­ước các nhà báo.

Nguồn giaitri.vnexpress.net


Sự kiện