Mở khoá sáng tạo
Có phải ngành nghề nào cũng cần có sáng tạo?
Ngày nay, “sáng tạo” không chỉ là động từ, tính từ, mà còn là danh từ. Sự sáng tạo được người người nói đến mọi lúc mọi nơi như một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của cá nhân và tập thể.
Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi giây có rất nhiều người phải liên tục vắt óc tìm kiếm những ý tưởng mới, những giải pháp, chiến lược, những giá trị mới,... Có thể bạn không hề dự định trở thành một người sáng tạo nhưng tính chất công việc và những yêu cầu của công việc đã vô tình biến bạn trở thành người sáng tạo lúc nào không hay.
Và đó chính là lúc bạn cần đến cuốn sách “Mở khoá sáng tạo”, dù bạn đang làm công việc thực sự mang tính sáng tạo hay chỉ “vô tình” phải không ngừng sáng tạo trong công việc thì cuốn sách này cũng sẽ giúp bạn sáng tạo nhiều hơn, hiệu quả hơn.
Nếu bạn đang làm những công việc sáng tạo thuần túy như thiết kế, viết văn, soạn nhạc, trình diễn... thì bạn sẽ cần thiết lập một cấu trúc bền vững để quá trình sáng tạo của bạn diễn ra hiệu quả hơn. Cấu trúc này sẽ giúp bạn gắn bó hơn với công việc, giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với nghề dù bạn phải không ngừng sáng tạo các tác phẩm theo yêu cầu.
Nếu bạn đang làm những công việc sáng tạo thuần túy như thiết kế, viết văn, soạn nhạc, trình diễn,... cuốn sách “Mở khóa sáng tạo” sẽ giúp bạn thiết lập một cấu trúc bền vững để quá trình sáng tạo của bạn diễn ra hiệu quả hơn. Sách cũng sẽ giúp bạn gắn bó hơn với công việc, giữ được ngọn lửa nhiệt huyết với nghề dù bạn phải không ngừng sáng tạo các tác phẩm theo yêu cầu.
Cuốn sách này còn có thể giúp bạn trở thành một người sáng tạo tuyệt vời và bền bỉ, bằng chứng là tác giả đã từng giúp đỡ rất nhiều người làm công việc sáng tạo chính thống và không chính thống đạt được những điều đấy.
“Mở khoá sáng tạo” gồm 2 phần: Những động lực sáng tạo và Nhịp điệu sáng tạo.
Phần 1, bao gồm từ Chương 1 đến Chương 3, mô tả những áp lực của người làm công việc sáng tạo, và vì sao việc phải không ngừng sáng tạo từ ngày này qua ngày khác lại khó khăn đến vậy.
Phần 2, bao gồm từ Chương 4 đến Chương 10, sẽ giới thiệu những phương pháp giúp bạn khai phá sức sáng tạo. Có thể bạn sẽ nôn nóng đọc ngay Phần 2, nhưng tất nhiên là bạn nên bắt đầu đọc từ Phần 1 vì có những động lực ảnh hưởng đến hiệu quả sáng tạo nhưng chưa được nghiên cứu nhiều, trong khi chúng ảnh hưởng rất nhiều đến việc bạn có phát huy được tối đa sức sáng tạo của mình hay không.
Là một người sáng tạo, bạn cần học được cách liên tục tìm ra những ý tưởng hay ho kịp thời điểm quy định. Muốn làm được điều mà nhiều người cho là rất khó này, bạn cần bắt đầu quá trình tìm kiếm ý tưởng bằng cách ngược dòng về lại thời điểm bạn cảm thấy cần có một ý tưởng.
Bạn cũng cần thực hành thường xuyên các cách khơi dậy nguồn năng lượng sáng tạo trong mình. Nhiều người thường nghĩ sáng tạo là điều gì đó rất bí ẩn, mà không hề biết rằng khi luyện tập đúng cách và có mục tiêu, ta sẽ có được rất nhiều giây phút bùng nổ ý tưởng. Ngoài ra, ta còn có thể sáng tạo bền bỉ, tháng này qua tháng khác, năm này sang năm khác mà không rơi vào bi kịch cạn kiệt ý tưởng mà nhiều người hay gặp phải.
Tóm lại, dù bạn đang làm công việc gì, ở vị trí nào thì bạn đều có thể liên tục tìm ra những ý tưởng sáng tạo tuyệt vời, cải thiện đáng kể khả năng sáng tạo một khi bạn sẵn sàng tiếp cận, tìm hiểu và thực hành quá trình sáng tạo một cách có chủ đích.