Chủ Nhật | 01/12/2013 11:32

Có một Singapore sầm uất của thế kỷ 14

Cuốn sách " Con đường tơ lụa trên biển" sẽ cho bạn biết về một Singapore thời hoàng kim từ trước những năm 1400.
“Singapore and the The Silk Road of the Sea” - cuốn sách mới của tác giả John Miksic, Đại học quốc gia Singapore,
“Singapore and the The Silk Road of the Sea” - sách mới của tác giả John Miksic, Đại học quốc gia Singapore.
Singapore vẫn được biết đến là một thành phố hiện đại đang và sẽ phát triển mạnh mẽ. Tuynhiên, sẽ là một "cú sốc" khi biết rằng thực ra thì "thời hoàng kim của Singapore đã kết thúc từtrước những năm 1400".

Hầu hết các du khách và thậm chí là người dân Singapore đều cho rằng quốc đảo này gần nhưchẳng có gì cho tới khi được Sir Stamford Raffles khám phá ra vào đầu thế kỷ 19. Singapore cũng chỉ"tự thân vận động" sau khi giành độc lập năm 1965.

Tuy nhiên, "Singapore and the The Silk Road of the Sea" (tạm dịch: Singapore và Con đường tơlụa trên biển) - cuốn sách được viết bởi John Miksic - sẽ khiến người ta phải ngỡ ngàng. Nhà khảocổ đến từ ĐH Quốc gia Singapore đã phát hiện ra rằng Singapore cũng là một thành phố sầm uất vàđông dân cư trong thế kỷ 14.

Theo công trình nghiên cứu được xuất bản năm 1820, không lâu sau khi người Anh đặt chân đếnSingapore, Sir Thomas Stamford Raffles đã cho khai quật phần còn sót lại của thành phố cũ và tìmthấy rất nhiều tiền xu. Đây là tiền xu cổ của Trung Quốc, được đúc dưới thời một vị vua từ thời nhàTống (vị vua này qua đời năm 1125).

Lý do lớn nhất khiến Raffles chọn Singapore chứ không phải các hòn đảo khác là bởi ông là mộthọc giả nghiên cứu nhiều về lịch sử châu Á và đã từng đọc cuốn "Malay Annals" (Biên niên Malay).Theo Miksic, mục đích của Raffles là "hồi sinh thành phố cảng cổ đại đã từng có một quá khứ huyhoàng".

Singapore đã từng có vai trò là một cảng biển quan trọng chỉ là một trong ba điều ngạc nhiênthú vị mà Miksic muốn đem đến cho người đọc.

11


Điều ngạc nhiên thứ hai là những kiến thức về giai đoạn này mà cuốn sách mang lại. Giờ đây,Singapore là "một trong những thành phố ở Đông Nam Á có được những tài liệu sâu sắc nhất về thời kỳthế kỷ 14", bất chấp Singapore không hề có cơ quan khảo cổ trung tương. Miksic cùng các sinh viênvà một nhóm tình nguyện viên đã làm việc suốt 28 năm để cho ra đời công trình nghiên cứu này. Họvẫn làm được việc này trong khi chính phủ Singapore luôn đặt trọng tâm là hướng đến tương lai thayvì bảo tồn quá khứ. Khoảng 500.000 hiện vật lịch sử đã được thu thập trong khi chúng được phân loạithành rác thải.

Điều ngạc nhiên cuối cùng la tựa đề của cuốn sách. Singapore đã từng là mắt xích quan trọngtrong chuỗi cảng biển nối Trung Quốc với phương Đông và cả phương Tây (chuỗi này có lịch sử tới2.000 năm). Con đường tơ lụa trên đất liền đã được nhắc đến và thảo luận nhiều, nhưng tuyến đườngtrên biển có vai trò quan trọng hơn cả dưới góc nhìn về văn hóa và thương mại.

Thời kỳ hoàng kim của Singapore không kéo dài hơn 1 thế kỷ. Sau đó, Singapore trải qua thời kỳchiến tranh trước khi bắt đầu thuộc về người Anh năm 1819. Lúc này, Singapore chỉ còn là hòn đảovới dân cư còn rất thưa thớt, có một làng chài nhỏ với dân chưa đầy 1000 người.

Rõ ràng là người Anh đã mở ra một trang mới cho Singapore. Tuy nhiên, Miksic cho rằng vẫn cósự liên kết với thành phố cũ. Ví dụ như, cộng đồng Hoa kiều một lần nữa chiếm tỷ trọng lớn trongdân số Singapore.

Miksic hi vọng cuốn sách sẽ cho thấy sự nổi lên của quốc đảo nhỏ bé không chỉ là sự ngẫu nhiêncủa lịch sử. Singapore đã có truyền thống lâu đời đáng được trân trọng hơn.

Nguồn CafeF


Sự kiện