Quả trứng oviraptorosaur hóa thạch với phôi thai 'Baby Yingliang' được chụp trong cuộc họp báo vào ngày 22/12/2021 tại Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images.
Phôi khủng long 'sắp nở' trong hóa thạch trứng 72 triệu năm
Theo AFP, các nhà khoa học hôm 21/12 công bố phát hiện một phôi khủng long chứa phôi hoàn chỉnh nhất từng được biết đến.
Mẫu vật có tên gọi là "Baby Yingliang" được tìm thấy bên trong một tảng đá thuộc kỷ Phấn trắng, có niên đại cách đây 66 - 72 triệu năm, tại thị trấn Cám Châu, tỉnh Giang Tây, miền Nam Trung Quốc.
Bản mô phỏng phôi khủng long oviraptoros sắp nở ở tỉnh Giang Tây, miền nam Trung Quốc. Ảnh: AFP. |
Các nhà cổ sinh vật học nhấn mạnh đây là một trong những phôi khủng long được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Nó thuộc về một loài khủng long chân thú không răng, hay còn gọi là Oviraptorosaurs, bao gồm các loài khủng long có lông vũ giống chim nhưng không biết bay.
Oviraptorosaurs, có nghĩa là "thằn lằn trộm trứng", là loài khủng long lông vũ sống trong thời kỳ cuối kỷ Phấn trắng ở khu vực châu Á và Bắc Mỹ ngày nay. Chúng có hình dạng mỏ, chế độ ăn khác nhau và có kích thước khác nhau, từ gà tây hiện đại ở đầu dưới cho đến những con Gigantoraptors khổng lồ, dài 8 mét.
Baby Yingliang dài khoảng 27 cm và nằm bên trong một quả trứng dài 17 cm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đá Yingliang ở Hạ Môn.
Oviraptorosaurs là một nhóm khủng long chân lông có quan hệ họ hàng gần với các loài chim ngày nay, được biết đến từ kỷ Phấn trắng ở châu Á và Bắc Mỹ. Ảnh: TL. |
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Birmingham của Anh và Đại học Khoa học Địa chất Trung Quốc ở Bắc Kinh đã tạo ra bản quét 3D để phân tích chi tiết hóa thạch và nhận thấy phôi thai có tư thế "cuộn tròn" rất giống ở các loài chim trước khi nở khỏi trứng.
"Phôi thai khủng long bên trong trứng của nó là một trong những hóa thạch đẹp nhất mà tôi từng thấy", Giáo sư Steve Brusatte thuộc Đại học Edinburgh, một thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.
Các nhà nghiên cứu tin rằng sinh vật này có lẽ được bảo tồn bởi một trận lở đất bất ngờ, đã chôn vùi quả trứng, bảo vệ nó khỏi những kẻ ăn xác thối.
Nó sẽ dài từ 2 đến 3m nếu nó sống thành một con trưởng thành và có thể ăn thực vật. Mẫu vật này là một trong số những hóa thạch trứng đã bị lãng quên trong kho lưu trữ trong nhiều thập kỷ.
"Ở các loài chim hiện nay, chúng có một hành vi độc đáo được gọi là "gập đầu". Từ ngày thứ 17, phôi thai sẽ cuộn tròn lại với phần đầu gập vào giữa hai chân của nó. Sang ngày thứ 18, 19, cho đến 20, nó bắt đầu di chuyển vào tư thế cuối cùng để dồn trọng lượng phù hợp lên đầu, giúp chim ổn định khi cố gắng dùng mỏ mổ vỡ vỏ trứng", tác giả chính của nghiên cứu Fion Waisum Ma từ Đại học Birmingham giải thích.
Bà Fion Waisum Ma nói thêm: "Hành vi này từ lâu được cho là chỉ có ở chim, nhưng giờ đây, chúng tôi đã tìm được bằng chứng trong hóa thạch của khủng long, cho thấy chúng có thể có cùng một kiểu hành vi trước khi nở".
Tiến sĩ Fion Waisum Ma cùng các cộng sự sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về mẫu vật quý hiếm này. Họ muốn phân tích chi tiết giải phẫu bên trong của nó vì một số bộ phận vẫn còn bị bao phủ trong đá.
Có thể bạn quan tâm: