Phạm Băng Băng và Diên Hy Công Lược
Rủi ro từ các siêu sao
Cho đến một vài tháng trước, tương lai của Phạm Băng Băng thật tươi sáng. Là một trong những ngôi sao điện ảnh lớn nhất Trung Quốc, cô đã xuất hiện trong một số bộ phim bom tấn siêu anh hùng Hollywood và các bộ phim địa phương, với nhiều dự án khác trong ngành.
Sau đó, vào tháng 6, cô bị vướng vào một vụ bê bối khi các ngôi sao điện ảnh khai báo chưa đầy đủ thu nhập, khiến các cơ quan thuế Trung Quốc điều tra ngành điện ảnh- bao gồm cả Phạm Băng Băng – vì hành vi trốn thuế. Nữ diễn viên 36 tuổi, người có 63 triệu người theo dõi trên Weibo, đã biến mất khỏi công chúng, không có nhiều cập nhật truyền thông xã hội, không còn hình ảnh về paparazzi và không xuất hiện công khai nữa.
Đối với các nhà điều hành phim, sự biến mất của siêu sao họ Phạm là một lời nhắc nhở về những hiểm rủi ro trong một nền giải trí lớn nhưng khắt khe tại Trung Quốc, nơi mà các bộ phim phải tuân theo nhiều quy định từ sự phù hợp của trang phục đến tiền lương của các ngôi sao điện ảnh. Sự việc này cũng khiến các hãng phim Trung Quốc phải giảm dần sự phụ thuộc vào các ngôi sao hạng A để tạo ra các bom tấn lớn, một sự thay đổi mà Hollywood đã làm từ nhiều năm trước.
Leiger Yang, thành viên sáng lập tại Landmark Capital, trụ sở ở Bắc Kinh, đã đầu tư vào các công ty khởi nghiệp và studio giải trí cho biết: “Động thái này của nhà nước sẽ buộc các hãng phim tập trung vào việc tạo ra chất lượng nội dung hơn là chỉ dựa vào công thức mời sao bom tấn”.
Việc thay đổi phong cách mời sao nổi tiếng để hét giá vé đến khi sự bùng nổ điện ảnh của Trung Quốc đang lấy lại động lượng, các bộ phim tại Đại lục sản xuất sẽ thay thế các phim bom tấn của Hollywood. Nhưng bên dưới cái bóng lành mạnh đó, các hãng phim hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Huayi Brothers Media và Zhejiang Huace Film & TV nói trong báo cáo hàng năm rằng tiền lương khổng lồ cho các diễn viên hàng đầu đang ăn hết vào lợi nhuận.
Biên lợi nhuận hoạt động trung bình của 9 hãng phim lớn nhất đại lục. |
Phạm Băng Băng đã biến mất trước công chúng một ngày trước khi Cục Quản lý Nhà nước công bố một cuộc điều tra về hồ sơ thuế của ngôi sao 36 tuổi này, sau khi một dẫn chương trình của đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đăng tải những hợp đồng đã được sửa đổi một phần, được cho là để ngụy trang cho việc một nhà làm phim chi ngoài cho Phạm Băng Băng. Vài tuần sau, phía hãng phim này cho biết các hợp đồng không liên quan đến ngôi sao họ Phạm.
Sự im lặng của người hâm mộ và sự đàn áp cũng nhằm mục đích tạo nên một quan điểm chính trị, Stanley Rosen, giáo sư khoa học chính trị của Đại học Nam California, người đang nghiên cứu Trung Quốc và ngành công nghiệp điện ảnh của nước này, nhận định. Ông nói rằng chính quyền Trung Quốc muốn kiểm soát sự bất bình đẳng, siêu giàu và gian lận. Tuy nhiên, ông dự đoán chính phủ sẽ không làm sâu sắc hơn cuộc đàn áp của mình theo cách gây tổn hại cho ngành công nghiệp dài hạn hơn.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này cũng nhận định rằng các nhà chức trách vẫn muốn ngành công nghiệp phát triển đủ nhanh để vượt qua các phòng vé Bắc Mỹ.
Siêu sao không còn là sự đảm bảo
Mặc dù các nhà chức trách có thể không trực tiếp làm ảnh hưởng đến các ngôi sao minh bạch về thuế, các xu hướng của ngành cho thấy các sao xuất sắc không còn là sự đảm bảo cho thành công của các bộ phim nữa.
Ngay trước khi "Dying to Survive" (Tôi không phải là dược thần), một bộ phim hài kinh dị của Trung Quốc và không có ngôi sao lớn, trở thành bom tấn mùa hè, thì bộ phim thần thoại"Asura", với ngân sách khủng đã bị ngưng chiếu ngay sau ngày ra mắt. Tạp chí Thương mại Variety gọi nó là "sự thất bại đắt nhất trong lịch sử phim ảnh Trung Quốc."
Truyền hình trực tuyến cũng đang thu hút người hâm mộ đến các bộ phim truyền hình mà không cần các ngôi sao lớn.
“Diên Hy Công Lược” một bộ phim dài 70 tập hợp được sản xuất và phát trên iQiyi, Netflix của Trung Quốc, nổi lên như một bom tấn mùa hè đáng ngạc nhiên với một diễn viên nhỏ tuổi, ít được biết đến. Một bộ phim truyền hình về triều đại nhà Thanh đã được phát trực tiếp hơn 15 tỷ lần, theo iQiyi.
Sự thành công của bộ phim “mang lại một bước ngoặt mới và cơ hội mới cho ngành công nghiệp vốn đã phải chi quá nhiều tiền cho những ngôi sao nổi tiếng”, Giám đốc điều hành iQiyi Gong Yu cho biết tại Bắc Kinh ngày 26/8 tại một sự kiện. Ông nói: “ Ngành điện ảnh nên dừng việc chi trả quá mức cho người nổi tiếng cho các bộ phim chất lượng thấp chỉ vì họ có cơ sở người hâm mộ khổng lồ. "
Tập trung vào chất lượng
Nền tảng phát trực tuyến của Gong nằm trong nhóm các công ty điện ảnh và truyền hình phát hành một tuyên bố chung vào ngày 10.8 nói rằng họ sẽ cùng nhau dừng việc chi trả quá mức cho những diễn viên hàng đầu và dành nhiều tài nguyên hơn để sản xuất phim có nội dung tốt hơn.
Nguồn: Ali Express |
"Theo thời gian, điều này sẽ giúp giảm các bộ phim kém chất lượng và cung cấp cho ngành công nghiệp một cơ hội để tập trung vào chất lượng", Yin Hong, một giáo sư về truyền hình và nghiên cứu phim tại Đại học Thanh Hoa cho biết.
Chỉ có khoảng một nửa trong số 800 bộ phim do các hãng phim Trung Quốc thực hiện năm ngoái được công chiếu và trong số 400 bộ phim ấy, chưa tới ¼ có doanh số bán vé đạt mức 100 triệu nhân dân tệ (14,5 triệu USD). Trong khi đó, một bom tấn tại Đại lục thông thường phải thu về khoảng 1 tỷ Nhân dân tệ tiền bán vé.
"Ngành điện ảnh hiện đang trải qua thời kì đau đớn," Yin nói. "Nhưng nếu xử lý đúng cách, nó sẽ tạo ra một cơ hội tốt."