Huy Khang Thứ Năm | 29/03/2018 16:28

Những hình ảnh về con tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên hành tinh

Sudan, cá thể tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trên hành tinh, đã qua đời hôm thứ hai vừa qua tại trung tâm bảo vệ động vật Ol Pejeta, Kenya.

Sudan từng được gọi với rất nhiều biệt danh khác nhau, bao gồm cả “chàng độc thân đáng giá nhất thế giới”, đã sống được 45 năm và cuối cùng do già yếu, quá nhiều bệnh tật nên người ta đã phải chọn biện pháp trợ tử để nó ra đi trong bình an. Trước khi khoảnh khắc đó xảy ra, người ta đã mời các nhiếp ảnh gia đến và thực hiện bộ ảnh bên dưới, những khoảnh khắc xúc động cuối cùng của Sudan và những người "cha mẹ" đã đồng hành cùng nó.

Ami Vitale - phóng viên ảnh của CNN - đã được mời tới chứng kiến những giây phút cuối cùng của Sudan và thực hiện bộ ảnh này, đã kể lại: “Tôi thật sự đau lòng nhưng sau đó thì cảm thấy nhẹ nhõm vì đã được nói lời tạm biệt với Sudan. Nó tựa đầu vào tôi và sau đó thì trời đổ mưa như trút, mưa như cái ngày mà nó đã được đưa tới đây 9 năm trước.”

Nhung hinh anh ve con te giac trang phuong Bac cuoi cung tren hanh tinh
Trong ảnh trên là Trung tâm bảo vệ Ol Pejeta, nơi đã chính thức trở thành nhà của Sudan và 7 con tê giác trắng phương Bắc khác từ năm 2009. Và cho tới hiện tại, sau khi Sudan ra đi thì vườn thú này chỉ có 2 cá thể, cả 2 đều là cái. ​

Vitale lần đầu tiên gặp Sudan hồi năm 2009, khi cô và 3 con tê giác trắng phương Bắc khác (đều là thuộc dạng cuối cùng trên thế giới) được chuyển tới Kenya từ một vườn thú ở Cộng hòa Czech. Không cần nói chắc nhiều người cũng biết, số lượng cá thể của loài này đã suy giảm cực nghiêm trọng do nạn săn bắn lấy sừng với những công dụng không hề có nhưng nhiều người vẫn tin.

Những nhân viên của vườn thú đã theo dõi các cá thể tê giác mọi thời điểm trong ngày và bảo vệ chúng liên tục 24/7. Họ hy vọng rằng khí hậu cũng như không gian sống đầy đủ nơi đây sẽ tạo điều kiện tốt nhất để chúng sinh sản. Tuy nhiên, Sudan đã không còn nhiều thời gian và giờ đây, vườn thú chỉ còn có 2 cá thể tê giác trắng phương bắc, không chỉ ở riêng Kenya mà trên toàn cầu. Đó chính là con gái của Sudan là Najin và cháu là Fatu. Vitale kể lại: “Đây thực sự là khoảng thời gian khó khăn đối với những người chăm sóc Sudan. Họ đã yêu chú ấy. Họ nói rằng họ thức dậy vào mỗi buổi sáng và nhìn bầy tê giác còn nhiều hơn là con cái họ. Trên hết, những con tê giác chính là đứa con của họ.”

Nhung hinh anh ve con te giac trang phuong Bac cuoi cung tren hanh tinh
Sudan trong vòng tay an ủi của những người chăm sóc vào hôm thứ 2, trước khi nó qua đời. Lúc này, sức khỏe của nó đã rất kém và sau đó đã được một nhóm bác sĩ thú y trợ tử.
Nhung hinh anh ve con te giac trang phuong Bac cuoi cung tren hanh tinh
Những người chăm sóc thú tại Ol Pejeta trong giây phút cuối cùng của Sudan vào hôm thứ 2. Họ đều đã ở bên cạnh chú trong suốt 9 năm vừa qua.​

Vitale nói Sudan có một tâm hồn rất nhạy cảm. Chú ấy rất tình cảm và thậm chí một bác sĩ thú y còn gọi nó là em yêu. Vitale nhớ lại bằng một giọng nức nở: “Khi nó được đưa tới châu Phi, trời mưa khủng khiếp. Tôi nhận ra đây là lần đâu tiên trong đời nó được lăn vào những đám bùn châu Phi. Thật sự đó là một cảnh tượng tuyệt vời khi chứng kiến cảnh nó lại được hòa quyện với nơi mà lẽ ra nó phải thuộc về. Ngày hôm sau, khi những con mưa lại đến. Nó khẽ nhún vai. Nó nằm xuống và ngẩng đầu lên.”

Nhung hinh anh ve con te giac trang phuong Bac cuoi cung tren hanh tinh
Fatu và Najin là 2 cá thể tê giác trắng phương Bắc cuối cùng trên hành tinh. Najin là con của Sudan còn Fatu là cháu gái của nó.​

Tuy nhiên hy vọng vẫn còn le lói đối với loài tê giác trắng phương Bắc. Các nhà khoa học đã lưu trữ được vật liệu di truyền của Sudan và họ hy vọng rằng sẽ sử dụng nó để thụ tinh trong ống nghiệm nhằm hồi sinh loài động vật này. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là họ phải sử dụng một con tê giác trắng phương Bắc để thay thế dù chưa rõ kết quả sẽ ra sao.

Và thậm chí ngay cả khi họ thất bại thì Sudan dù qua đời nhưng vẫn đã để lại được một di sản quan trọng: sự thức tỉnh. Vitale cho biết: “Ít nhất Sudan cũng là một đại sứ tiêu biểu cho rất nhiều loài khác đang cần sự quan tâm của con người. Đây có thể là một cuộc gọi đánh thức phi thường. Thậm chí nếu bạn sống cách đó 10 ngàn dặm, bạn có thể tạo sự khác biệt bằng sự thức tỉnh hoặc những đồng tiền quyên góp. Không phải mọi thứ đều đã mất hết. Thậm chí nếu chúng ta không cứu tê giác trắng phương Bắc, chúng ta có thể cứu nhiều loài tê giác khác cũng đang trên bờ vực tuyệt chủng nhưng lại rất ít được biết tới.”

Nhung hinh anh ve con te giac trang phuong Bac cuoi cung tren hanh tinh
Một nhân viên tại trung tâm bảo vệ Ol Pejeta cùng Sudan, con tê giác trắng phương Bắc đực cuối cùng trên thế giới. Ngoài ra thì vườn thú này còn đang bảo vệ rất nhiều loài tê giác khác.​

Vitale cho biết cô đã chụp ảnh cho National Geographic từ năm 2008 và loài tê giác đã giúp rẽ hướng sự nghiệp của bà. Trong 10 năm đầu tiên của sự nghiệp, cô đã đi chụp những xung đột trên toàn thế giới. Sau đó tới 2009 thì cô biết được câu chuyện về loài tê giác. Cô hồi tưởng lại: “Khi lần đầu tiên tôi nhìn thấy loài sinh vật hiền lành, tinh tế, cổ đại và to lớn này, trái tim tôi đã tan vỡ. Tôi không thể tin rằng chúng có thể tồn tại qua hàng triệu năm mà không thể tồn tại trước nhân loại.” Điều này đã thay đổi hoàn toàn sự nghiệp của Vitale. Cô bắt đầu chụp về gấu trúc và giờ đang theo dự án hưu cao cổ và voi. Vitale cho biết: “Trên một thế giới hơn 7 tỷ người, chúng ta phải nhìn bản thân như một phần của tự nhiên. Số phận chúng ta liên quan mật thiết đến số phận động vật. Chúng ta có những kết nối rất phức tạp. Chỉ cần một loài biến mất thì tất cả sẽ bắt đầu sụp đổ.”

Nhung hinh anh ve con te giac trang phuong Bac cuoi cung tren hanh tinh
Một trong những con tế giác trắng phương Bắc đang được đưa ra khỏi vườn thú để tới Kenya hồi năm 2009.​

Những con tê giác đen phương Tây đã bị tuyệt chủng cách đây 7 năm và chúng cũng là những nạn nhân khác của nạn săn bắn và buôn bán sừng bất hợp pháp. Vitale hy vọng rằng câu chuyện của Sudan sẽ nâng cao nhận thức của nhiều người hơn nữa về vấn đề này để cùng với những nỗ lực của các vườn thú, các trung tâm bảo vệ động vật hoang dã, tạo ra những thay đổi tích cực ngay từ bây giờ.

Cô cho biết: “Trước đây tôi không phải là người yêu động vật nhưng tôi đã học được tầm quan trọng và vai trò của việc bao tồn động vật.” Vitale cho biết cô thật sự đau lòng khi nhìn thấy nỗi buồn của các nhân viên vườn thú trước cái chết của Sudan: “Họ là những người hùng thực sự, những người đàn ông và phụ nữ này đang bảo vệ cả thảy những loài này. Có rất ít người như thế này vốn có thể tạo ra những tác động lớn trong cộng đồng và hành tinh của chúng ta.”

Nhung hinh anh ve con te giac trang phuong Bac cuoi cung tren hanh tinh
Fatu (bên phải), đang đứng nhìn mẹ của nó, ảnh chụp một giờ sau khi Sudan qua đời.​

Nguồn CNN