Ảnh: David Rama Terrazas Morales

 
Minh Anh Thứ Tư | 15/07/2020 17:10

Những hình ảnh đẹp của vườn quốc gia Việt Nam trên báo Mỹ

Trên tờ New York Times, phóng viên Stephen Nash đã đăng bài viết tìm hiểu vẻ đẹp của các loài voọc, gấu, rùa tại vườn quốc gia Cúc Phương và Tam Đảo.

Trong chuyến đi dài ngày đến Việt Nam, anh Stephen Nash có cơ hội ngắm nhìn phong cảnh rừng nhiệt đới ở khắp nơi trên dải đất hình chữ S. Anh thực hiện bài viết "Vietnam’s Empty Forests" (Những khu rừng trống ở Việt Nam) đăng tải kèm những bức ảnh của nhiếp ảnh gia David Rama Terrazas Morales.

Theo bài viết, ở Việt Nam có hàng trăm loài thực vật, động vật mới được phát hiện trong ba thập kỷ qua. Trong ảnh là phong cảnh rừng quốc gia Cúc Phương nhìn Hang Múa, Tam Cốc, Ninh Bình. Đứng ở đây tác giả còn nhìn thấy hàng trăm con vạc và cò.

Ảnh:
Một con voọc chân nâu ở Cúc Phương với bộ lông đen và khuôn mặt sinh động như thổ dân sau khi khóa trang. Ảnh: David Rama Terrazas Morales

Các khu rừng Việt Nam che chở hàng chục loài linh trưởng - vượn, khỉ và voọc. Nhiều loài có bộ lông sặc sỡ, tương phản, mang đặc trưng của linh trưởng vùng nhiệt đới.  

Ảnh:
Gia đình Voọc. Ảnh: David Rama Terrazas Morales

Một gia đình voọc vui đùa tại Trung tâm cứu hộ linh trưởng ở vườn quốc gia Cúc Phương. Loài voọc đang được các chuyên gia chăm sóc, bảo vệ vì chúng có nguy cơ tuyệt chủng do săn bắt trái phép.

Ảnh:
 Rùa tai đỏ. Ảnh: David Rama Terrazas Morales

Vườn quốc gia Cúc Phương còn có khu bảo tồn và chăm sóc các loài rùa quý. Trong ảnh là một con rùa tai đỏ đang được các chuyên gia chăm sóc.

Ảnh:
Murphy là một con gấu chó đực có đôi mắt buồn bã. Ảnh: David Rama Terrazas Morales

 Khu bảo tồn gấu do Quỹ Động vật châu Á quản lý nằm trong thung lũng Tam Đảo. Ở đây có nhiều loài gấu được nuôi dưỡng và chăm sóc. Cũng có những con gấu mất chân, tay được giải cứu từ các trang trại kinh doanh mật gấu trái phép. Nếu không được cứu, chúng sẽ bị nuôi nhốt, lấy mật định kỳ cho đến chết. 

Ảnh:
Ảnh: David Rama Terrazas Morales

Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, nằm ở phía nam của Hà Nội. Thành lập năm 1962, rừng Cúc Phương được bảo tồn nguyên vẹn, có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. "Rừng là vàng. Nếu chúng ta biết cách bảo tồn và quản lý nó tốt, nó sẽ rất có giá trị", anh Stephen Nash viết.

Ảnh:
Ảnh: David Rama Terrazas Morales

Cách Cúc Phương không xa là chùa Bích Động, Tam Cốc, nơi sinh sống của rất nhiều loài chim. Vào mùa hè, những đàn cò, vạc sẽ kéo về đây làm tổ.

Ảnh:
Ảnh: David Rama Terrazas Morales

Trong thời gian ở Việt Nam, anh Stephen Nash còn đến thăm vườn quốc gia Tam Đảo. Đường vào rừng khá khó đi song khung cảnh hoang sơ, yên tĩnh, quanh năm mây mù bao phủ sẽ hấp dẫn những người yêu thích khám phá.