Tiết kiệm mùa dịch mà không "ngộp thở"
Trong những ngày qua, người ta nói rất nhiều đến việc tiết kiệm. Dường như tất cả đều biết trước được rằng, đại dịch Covid-19 chưa thể kết thúc và còn kéo theo những hệ luỵ kinh tế về sau.
Tình hình này buộc tất cả chúng ta phải học cách thích nghi và có những giải pháp thiết thực để đối phó khi mà cả nền kinh tế đang trì trệ, thu nhập bị gián đoạn. Với những người có có điều kiện tài chính, có khoản tiền tiết kiệm trước đó thì không mấy khó khăn. Nhưng với những người thu nhập thấp, tiền tiết kiệm không nhiều thì quả thực là một giai đoạn đầy căng thẳng.
Tiết kiệm ra sao tiết kiệm như thế nào cho đúng mà không cảm thấy “ngột thở” giữa cuộc sống? Đó là câu hỏi được đặt ra. Chuyên gia tài chính của Finhay có thể tư vấn giúp bạn để trả lời câu hỏi này:
1.Lên danh sách tất cả những thứ cần mua
Chúng ta rất dễ mua phải những thứ chưa thực sự cần thiết nếu không nên một danh sách rõ ràng. Ví dụ, trước khi ra chợ bạn nên viết ra những thứ cần mua, đảm bảo đồ ăn trong 1 tuần sau đó mua tiếp. Đừng tích trữ quá nhiều để rồi để lâu dễ bị hỏng và thực phẩm không còn tươi nữa. Hãy nhớ rằng, chúng ta thường có xu hướng tiêu nhiều hơn chúng ta nghĩ, nên thời điểm này rất thích hợp để bạn ngồi lại và suy nghĩ về những thứ mà mình đã tiêu trong thời gian qua.
2.Tìm hiểu các chương trình hỗ trợ của Chính phủ
Chính phủ đang ra những chương trình viện trợ nhằm giúp đỡ những người gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Theo đó, người lao động được hỗ trợ mức 1,8 triệu đồng/người/tháng nếu bị tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ không lương từ 1 tháng. Thời gian hỗ trợ không quá 3 tháng và áp dụng từ 1/4/2020.
Những người mất việc làm sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng. Không quá 3 tháng và áp dụng từ tháng 4 – 6.2020.
Người có công với cách mạng, người đang được bảo trợ xã hội sẽ được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian từ tháng 3- 6.2020.
Với những hộ nghèo, cận nghèo trong danh sách được cấp 250.000 đồng/tháng. Áp dụng từ 3 – 6.2020
Nếu bạn thuộc những đối tượng trên hãy đừng ngại ngần mà tận dụng chương trình viện trợ này. Nó sẽ giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này một cách dễ thở hơn đó.
3.Tắt bớt thiết bị điện không cần thiết
Có thể bạn sẽ dùng nhiều điện hơn trong lúc bị cách ly tại nhà. Nhưng đừng quên, hãy tắt bớt các thiết bị điện khi không cần thiết, tận dụng ánh sáng tự nhiên bên ngoài và chỉ bật điện vào buổi tối. Nấu nướng xong nên rút phích cắm, tránh lãng phí.
4.Cắt giảm tiền thuê nhà
Nếu bạn đang ở nhà thuê, hãy thử thương lượng với chủ nhà để được giảm tiền thuê hàng tháng. Trình bày rõ với họ về tình hình khó khăn hiện tại của bạn và mong họ có thể giúp đỡ.
4.Tận dụng đồ cũ, tránh mua đồ mới
Đồ đạc cũ trong nhà, đừng nên vứt bỏ, hãy xem xét nếu chúng còn sử dụng tốt hoặc sửa chữa lại nếu chúng đang hỏng. Tránh lãng phí tiền mua đồ mới. Đồ đạc cũng là thứ ngốn của chúng ta kha khá tiền đấy.
5. Tự nấu ăn tại nhà
Bao lâu rồi bạn chưa nấu một bữa ăn? Nếu trước đây bạn là người hay ăn ở bên ngoài thì giờ là lúc bạn nên nấu ăn tại nhà. Vừa ngon lại tiết kiệm chi phí và vừa đảm bảo vệ sinh.
6. Ngừng mua sắm online
Ở nhà nhiều sẽ khiến bạn rảnh rỗi và nghĩ ngay đến việc mua sắm. Suy nghĩ xem những thứ đó có thực sự cần thiết trong cuộc sống không? Nếu không có nó bạn có sống bình thường được không? Với những thứ khác mà nếu không có nó, cuộc sống của bạn vẫn diễn ra bình thường thì đừng tốn tiền mua nó. Bạn nên bỏ theo dõi người trang mua sắm, những người bán hàng online trên mạng xã hội để tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.
7. Kiếm thêm thu nhập bằng cách nhận việc về nhà
Có rất nhiều việc mà bạn có thể nhận về nhà làm. Ví dụ gần nhất là việc nhận khẩu trang về gia công công đoạn tại nhà, bán đồ ăn online, làm gia sư trực tuyến,... Hoặc đơn giản hơn, nếu bạn đã tìm đủ mọi cách mà không thể tìm ra việc nào làm tại nhà thì hãy tận dụng thời gian học thêm những kiến thức mới, tập luyện thể dục và chăm sóc bản thân thật tốt.
Học cách tiết kiệm chưa bao giờ là dễ dàng, “lửa thử vàng, gian nan thử sức" đây là thời điểm tốt để bạn nhìn nhận lại cách mà bạn kiếm tiền, tiêu tiền và tiết kiệm tiền. Để tâm trạng thoải mái và đừng để tâm trạng bị ảnh hưởng quá nhiều bởi dịch bệnh.
(*) Chuyên viên Công ty Finhay