Nhật có ít hơn 240.000 lao động ngoại quốc có tay nghề, và hơn 250,000 thực tập sinh ngoại quốc tính đến cuối năm 2017. Nguồn ảnh: Reuters

 
Diễm Quỳnh Thứ Năm | 08/11/2018 13:36

Nhật Bản đón 40.000 lao động nước ngoài khi dân số quá già

Chính phủ Nhật vừa tiết lộ kế hoạch thu hút nhiều lao động ngoại quốc để đối phó với tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực.

Lương chuyên gia nước ngoài tại Việt Nam là 90.408 USD

Chúng ta không già


Nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới thực sự đang rơi vào tình huống đau đầu. 

Hiện tại kế hoạch này đang trong quá trình dự thảo, cũng như Chính phủ Nhật cần xác định những quốc gia nào có nguồn nhân lực có tay nghề thuộc những lĩnh vực mà nước Nhật đang thiếu hụt lao động. Loại visa dự thảo này cũng sẽ cho phép lao động ngoại quốc sinh sống và làm việc tại Nhật lên đến 5 năm.

Mục đích của dự thảo này nhắm đến việc lấp đầy những thiếu hụt nguồn lao động trong nước tại các lĩnh vực như ngành nông nghiệp, điều dưỡng, xây dựng, khách sạn và ngành công nghiệp đóng tàu.

Các lao động ngoại quốc không chỉ đáp ứng yêu cầu về bằng cấp và tay nghề cao trong những lĩnh vực kể trên mà còn phải vượt qua bài thi tiếng Nhật. Nếu được cấp loại visa này, họ còn có quyền được mang gia đình mình đến sinh sống tại Nhật trong khoảng thời gian làm việc, cũng như hoàn toàn hội đủ điều kiện để xin vào thường trú nhân.

Phát ngôn viên của chính phủ Nhật, Yoshihide Suga đã cho giới truyền thông biết vào hôm thứ 6 rằng dự luật này sẽ được đệ trình lên Quốc hội “sớm nhất có thể”, với dự đoán khả năng được thông qua sẽ vào tháng 4.2019. 

Theo số liệu từ chính phủ, vào năm 2017 nước Nhật có khoảng 1,28 triệu lao động nước ngoài, gấp đôi con số của một thập niên về trước.

Tuy nhiên trong đó có hơn 450.000 lao động là vợ hoặc chồng của công dân Nhật, nhóm thiểu số người Hàn đã sinh sống lâu năm tại Nhật, hoặc người ngoại quốc gốc Nhật, thay vì chỉ đơn thuần là đến Nhật để tìm việc làm.

Ngoài ra hơn 300.000 người là sinh viên đang theo học tại Nhật, chỉ được quyền làm thêm và phải quay trở về nước sau khi tốt nghiệp.

Nhat Ban don 40.000 lao dong nuoc ngoai khi dan so qua gia
Cơ cấu lao động nhập cư ở Nhật

Điều này có nghĩa là Nhật có ít hơn 240.000 lao động ngoại quốc có tay nghề, và hơn 250,000 thực tập sinh ngoại quốc tính đến cuối năm 2017.

Nhật Bản hiện tại có thỏa thuận song phương cho phép nhận số lượng hạn chế y tá và nhân viên chăm sóc từ một số khu vực ở châu Á.

Cần lao động có tay nghề cao

Nhật vốn dĩ luôn cẩn trọng trong việc chấp nhận các lao động kém tay nghề từ nước ngoài và gần đây đã giới hạn chỉ cho phép những lao động có tay nghề cao có quyền đến sinh sống và làm việc.

Ngoại lệ duy nhất đối với quy tắc trên là những người gốc Nhật sinh sống tại khu vực Nam Mỹ. Chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh việc cải cách này hoàn toàn không nhằm mục đích biến chính sách nhập cư của Nhật Bản trở thành ‘thị trường bán sỉ’, cũng như họ không hề trông đợi sẽ chứng kiến một đợt di dân hàng loạt vào nước Nhật.

Một nhóm dân số nước ngoài khác cũng chiếm tỉ lệ lớn ở Nhật chính là sinh viên, những người được phép làm việc hợp pháp tối đa 28 giờ một tuần. Krizzialyn Judrana, một sinh viên tốt nghiệp đại học từ Philippines, đang nhận học bổng để học tiếng Nhật. Ngoài lương của mình, công ty trả tiền ở và học phí cho cô. Đổi lại, cô phải đi giao báo từ 12.30 sáng đến 4 giờ sáng. Chương trình học diễn ra trong hai năm, và cô Judrana rất thích cuộc sống ở Nhật Bản và muốn ở lại. Cô nói: “Nếu có cơ hội, tôi muốn ở lại đây và sẽ làm việc chăm chỉ”.

Nhat Ban don 40.000 lao dong nuoc ngoai khi dan so qua gia
Nền kinh tế Nhật  phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động do dân số già cỗi và thu hẹp. Nguồn ảnh: sbs.com.au

Những người nước ngoài chiếm tỉ lệ cao nhất ở Nhật Bản là người Việt Nam và người Nepal. Bahadur, một đầu bếp 43 tuổi ở một ngôi làng gần Kathmandu, là người dễ dàng có cơ hội đến Nhật với những cải cách của ông Abe. Hiện tại, anh có thị thực lao động có tay nghề cao, do anh có hơn 10 năm kinh nghiệm là bếp trưởng.

Bahadur đã kết hôn và có hai con ở Nepal. Sẽ rất tốn kém để các con anh được đoàn tụ tại Nhật, ngay cả khi anh đã có sẵn thị thực, và anh dự định trở về quê hương khi hết thị thực. “Học tiếng Nhật không dễ dàng gì” anh nói, “nhưng tôi vẫn rất thích ngôn ngữ này.”

Ngay cả khi kế hoạch của ông Abe được Quốc hội thông qua vào mùa xuân tới, Nhật  đã xác định sẽ rút kinh nghiệm từ những người đi trước là châu Âu và Mỹ, bằng cách đảm bảo rằng bất kỳ thường trú nhân nào đều phải có công ăn việc làm và nói tiếng Nhật lưu loát. Nhưng cuộc tranh luận mà ông Abe đã khơi mào cùng với những thay đổi trong suy nghĩ của người dân đã cho thấy một đất nước vốn khép kín trong thời gian dài cuối cùng đã sẵn lòng mở cửa.