Thứ Năm | 09/05/2013 14:10

Sự hớ hênh của đại gia và truyền thông Việt

Báo chí Việt liên tục đăng bài viết khen ngợi bà Lê Hồng Thủy Tiên dịch từ báo Anh. Hiếm ai nhắc đến sự chê và xỏ xiên của bài báo này.
Ngay sau khi giới truyền thông Việt Nam rổn rảng giật tít "Báo Anh ca ngợi ba nữ tỉ phú giàu nhất Việt Nam" và giăng đầy trên các mặt báo, các diễn đàn mạng lập tức phản pháo, rằng đây không phải là bài báo "ca ngợi", mà là một bài viết "xỏ xiên và đá đểu".

Ngay lập tức, những bản dịch được coi là đầy đủ sát với bản gốc nhất đã được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trên facebook. Sự ồn ào này không khó hiểu, bởi nhân vật chính được đề cập nhiều nhất trong bài viết là bà chủ của cả một đế chế độc quyền hàng hiệu ở Việt Nam, là mẹ chồng của một "kiều nữ" nổi tiếng trong showbiz Việt….

Bản bút ký với nhiều tính từ gây nhột

Ngày 24/3/2013, tạp chí Người quan sát, phiên bản Chủ nhật của tờ The Guardian tung ra bài viết"Từ những đứa trẻ trong chiến tranh tới các tỉ phú: Những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam" của nữtác giả Abigail Haworth. Bà là biên tập viên quốc tế cao cấp ấn phẩm xuất bản tại Mỹ của tờ tạp chíchuyên dành cho phụ nữ Marie Claire, cộng tác viên cho tờ Người quan sát. Sinh ra tại Anh, AbigailHaworth có một thời gian làm việc tại Nhật Bản, hiện sống ở Bangkok (Thái Lan) và chuyên viết về đềtài liên quan đến phụ nữ toàn cầu và nhân quyền.

Báo Anh không chỉ ca ngợi mà còn "đá xéo" bà Thủy Tiên không ít lần.

Xét về tổng thể, theo nhận định của phóng viên chuyên đề An ninh Thế giới, đây là một bài viết theo thể loại featurewriting (bút ký). Đây là thể loại viết gần gũi với văn học, thể hiện đậm nét dấu ấn cá nhân, cảmquan và nhận định riêng của người viết. Sự yêu, ghét, ngợi ca hay "dìm hàng" đều hoàn toàn do ngườiviết quyết định, thông qua sự sắp đặt các chi tiết và tính từ dùng trong bài viết là ở dạng nào,hàm ý tôn trọng hay hàm ý coi thường. Thể loại bút ký này là sở trường của Abigail Haworth, nơi bàghi dấu ấn với hàng loạt bút ký về thân phận người phụ nữ trên khắp thế giới, đặc biệt tại khu vựcchâu Á.

Bản bút ký này gây chú ý ở Việt Nam, bởi nó đụng chạm đến 2 vấn đề nhạy cảm nhất của truyềnthông. Thứ nhất, nó nói đến đề tài người giàu, với nhân vật chính là ba người phụ nữ: bà Lê HồngThủy Tiên, bà Hana Đặng và bà Alan Dương. Thứ hai, nó đề cập đến một nhân vật vốn là "nỗi đau" củagiới truyền thông và báo chí showbiz, bởi khoảng cách quá xa để có thể tiếp cận và sự cẩn trọng đếnkín tiếng khi xuất hiện: bà Lê Hồng Thủy Tiên. Vậy nên, khi nhân vật này trả lời tờ Người quan sát,thậm chí phần viết về bà chi tiết đến độ chiếm phần lớn thời lượng của bài ký, nó trở thành đề tàinóng hổi để các tờ báo mạng nhanh chóng dịch ra.

Nhưng không hiểu là do quý mến bà chủ của cả một thế giới thời trang đồ hiệu, hay do lỗi của cácbiên dịch viên, mà nội dung bài dịch đã, theo đánh giá của cư dân mạng, "quay ngoắt 180 độ từ chêsang khen". Để đảm bảo nội dung khách quan của bài bút ký, chúng tôi xin cố gắng chuyển tải trungthực những phần viết của Abigail Haworth về bà Thủy Tiên tới bạn đọc. Trong phần chuyển ngữ này,chỉ tập trung vào phần có liên quan đến nhân vật chính.

…"Đồ hiệu đầu tiên bà mua là gì?", tôi hỏi Lê Hồng Thủy Tiên, nữ tài phiệt 42 tuổi, khi chúngtôi đang ngồi trên chiếc Bentley đen trũi như một con quái thú xuyên qua đường phố Sài Gòn. Cũng đãđến lúc phải đặt câu hỏi này thôi. Tôi đã hỏi bà về tuổi thơ trong cuộc chiến Việt Nam (hoặc làcuộc kháng chiến chống Mỹ, như ở đây người ta vẫn thường nói) suốt nửa tiếng vừa rồi. Bà lịch sự từchối không bị kéo vào câu hỏi. Những câu hỏi đưa đẩy về chuyện bà giàu kếch xù ra sao là tất cảnhững gì tôi có thể làm.

"Đó là một câu hỏi thật tuyệt!" (chữ "tuyệt" được in nghiêng - PV), bà thốt lên, đôi lông màytuyệt đẹp vẽ lên một vòng cung với niềm thích thú. Buồn thay, đó chỉ là một nửa sự tuyệt vời. Muasắm hàng trăm chiếc túi xách Louis Vuitton, đồng hồ Bulgari và những bộ đồ Chanel khiến bà khôngthể nhớ nổi câu trả lời. Bà cố gắng lục lọi trí nhớ một cách vô ích, trong khi những chiếc xe máyvo ve lượn qua như những chú ruồi bên ngoài cửa kính đã được nhuộm màu.

Những thứ đồ kia dù có là gì đi chăng nữa, chúng tôi đặt giả thiết rằng bà dường như đã muachúng khi ở Paris vào giữa những năm 90. Trở lại thời điểm khi bà là một tiếp viên hàng không củaHãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Đó đã từng là một nghề được ao ước tại thời điểm ítngười Việt Nam được đi du lịch, và bà đã chọn nó thay vì sự nghiệp chập chững của một nữ diễn viêncó triển vọng. Ngày nay, bà là chủ tịch của một công ty thương mại khổng lồ, Imex Pan PacificGroup. "Tôi điều hành 25 hãng tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm, phân phối các thương hiệu xa xỉ vàđầu tư vào các trung tâm mua sắm", bà nói bằng một giọng trẻ trung, tiếng Anh hơi pha Mỹ.

Không giống như một vài người Việt siêu giàu khác, những người ngại khoe khoang sự thành công…,Thủy Tiên chỉ nói đến tiền bạc. Nhiệm vụ của bà là tạo ra 1 tỉ USD doanh thu hằng năm. Bà đã đạtđến đâu rồi? "Tôi đã đi được hơn nửa đường rồi".

Chào mừng đến với Việt Nam hiện đại - ít nhất là với một mặt của nó - dấu ấn thành côngđậm nét nhất là tóm được việc độc quyền phân phối Burberry hoặc chuỗi nhượng quyền Dunkin'Donuts… Số lượng các triệu phú đã tăng vọt tới 150% chỉ tính riêng trong 5 năm qua. Không có sự độtphá nào về giới, cũng có thể bởi hiếm có những phụ nữ như Thủy Tiên. Việt Nam vẫn là nơi thống trịcủa đa số đàn ông… Hiện nay, những nữ chủ doanh nghiệp sở hữu khoảng 25% tổng số doanh nghiệp tưnhân ở Việt Nam, chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ. Những người đạt tới đỉnh cao thường phải vượtqua những trở ngại vô cùng lớn…

Mất 40 phút để tới căn nhà của Thủy Tiên, nơi nhìn ra vùng đầm lầy sông Sài Gòn. Bà sống ở đâycùng với chồng, hai đứa trẻ và 10 người giúp việc mặc đồng phục pyjama.

Căn nhà là một mẫu dinh cơtân cổ điển kiểu nhà giàu mới nổi: những chiếc cổng khổng lồ với họa tiết kim loại vàng cầu kỳ,ngoại thất màu trắng, những cây cột kiểu Doric Hy Lạp cổ. Những bức tượng sư tử đứng gác, tượngthiên sứ đứng canh chừng, những chú ngựa và rồng rõ là đang đứng hưởng thụ nhởn nhơ. Một bể bơi,một sân tennis và một gara chứa 3 chiếc Rolls-Royce khác nhau, một chiếc Bentley và một chiếc xe đadụng thể thao. "Chồng tôi sưu tập xe", Thủy Tiên thờ ơ giải thích.

Chúng tôi bước vào nhà. Không có gì đáng ngạc nhiên là Thủy Tiên thích vàng - chẳng ai ởViệt Nam mà không thích vàng, nhưng có vẻ không thể tới mức độ như bà. Bà tự mình thiết kế phần nộithất. Mọi thứ đều là vàng, đến độ người ta dễ phát hiện những thứ không phải là vàng hơn, bao gồmnhững bậc thang bằng đá cẩm thạch trắng được chế tác từ đá Đà Nẵng. "Đá cẩm thạch trắng tinh khiếtnày rất hiếm", Thủy Tiên tự hào. "Chúng tôi tự khai thác lấy".

Thủy Tiên lập gia đình với một tài phiệt hàng không người Philippines gốc Việt mà bà đã gặptrong những ngày làm tiếp viên hàng không. Ông là bộ não đứng đằng sau sự bành trướng ra thế giớicủa hãng hàng không thuộc sở hữu nhà nước Vietnam Airlines, và mối liên kết chặt chẽ với tầng lớpthượng lưu rõ ràng đã hỗ trợ vợ ông trên con đường kinh doanh. "Tôi đã nghiên cứu mọi khía cạnhkinh doanh, từ A đến Z, nên tôi có thể cạnh tranh ngay cả ở tầm cao nhất".

Thư giãn trên chiếc sofa mạ vàng, cuối cùng bà đã hé mở một chút về quá khứ của mình. Bà sinhnăm 1970 ở Hà Nội. Cha bà mất khi bà lên 5, ngay trước khi cuộc chiến tranh kết thúc (bà không đềcập đến việc cha bà có phải là một người lính hay gia đình bà ở phía nào của cuộc chiến). "Mẹ mộtmình nuôi tôi và 5 anh em khôn lớn. Bà là một giáo viên và rất nghiêm khắc. Bà dạy chúng tôi rằnglàm việc chăm chỉ là chìa khóa để tồn tại".

Đó là một bài học mà bà nói rằng mình đã không bao giờ quên, và rõ ràng là không nhiều phụ nữViệt Nam sau khi kiếm được một người đàn ông giàu lại chịu yên phận trở thành những thứ đồ trangsức. Ngay sau khi cưới, Thủy Tiên chiến đấu và chiến thắng một hợp đồng béo bở để mở ra siêu thịđầu tiên của Việt Nam vào năm 1995. "Đó là một liên doanh với bên quân đội. Tôi ngồi trong cuộc họpvới những người đàn ông trong bộ quân phục, và họ đã không tin một người phụ nữ 25 tuổi có thể xửlý được 20.000 mặt hàng. Tôi đã quyết định chứng minh rằng họ sai". Bà đã làm được. Siêu thị đôngnghẹt người hôm mở cửa. "Đó là lần đầu tiên mọi người có thể mua được mọi thứ mình cần tại mộtnơi".

Thủy Tiên tin rằng thành công lớn của mình đến từ khả năng thấu hiểu "người tiêu dùng Việt Namhiện đại cần gì". Công ty của bà hiện giờ là đại lý độc quyền cho những thương hiệu xa xỉ nhưFerragamo, Ralph Lauren, Rolex và Bulgari. "Doanh số tăng hàng năm", bà hạnh phúc nói. Bà kiểm trachiếc iPhone liên tục phát ra những tiếng chuông nhỏ trước khi thông báo, vào khoảng 6 giờ chiều,rằng bà cần trở lại văn phòng…

Với những gì như trên, có thể nói bài bút ký này là một sự sòng phẳng, bảo là "ca ngợi" cũngđúng mà là "đá đểu" cũng chẳng sai. Những cố gắng mang dấu ấn cá nhân của bà Thủy Tiên đều được tácgiả ghi nhận và khen ngợi. Nhưng những thuận lợi, cơ hội và cả những thứ thuộc về đời sống cá nhâncủa bà Thủy Tiên cũng đã được A.Haworth mổ xẻ kỹ càng và lạnh lùng, thậm chí có chút "rát mặt" vớinhững tính từ nhiều khi mang tính coi thường.

Có chăng, vấn đề được đặt ra là ở chỗ, giá như vị nữđại gia này có một cố vấn truyền thông thật tốt, am tường phong cách và cá tính của các phóng viênquốc tế, thì trên sân chơi truyền thông thế giới, bà sẽ không gặp phải những bài viết "sát phạt"như trên.

Hình ảnh bà Thủy Tiên hiện lên trong tờ Người Quan Sát không phải là được "ca ngợi" hoàntoàn.

Xâu chuỗi đến sự kiện Huffington Post

Sự kiện này lại có phần nhắc chúng ta nhớ lại bài viết trên trang blog chuyên về du lịch tạiHuffington Post của Matt Kepnes (một blogger được xem là khá uy tín trong cộng đồng dân du lịch"bụi" với nhiều ấn phẩm được xuất bản và bán rộng rãi) khi thực hiện chuyến đi tại Việt Nam năm2007.

Vụ việc đã trở nên nóng bỏng khi một tờ báo mạng Việt Nam, rồi nhiều tờ khác, đăng bài phảnbiện về bài viết của Matt "du mục" với những lời lẽ kết tội khá đanh thép.

Có lẽ, nếu hiểu một chút về quan điểm đưa tin của tờ Huffington Post (với cái tên gọi tắt thôngdụng là HuffPo), dư luận sẽ có một cái nhìn bình tĩnh hơn. Điểm nhấn, và cũng là lý do khiến choHuffPo trở thành một trang tin uy tín là bởi nó đăng tải blog của hơn 1.600 người viết blog trêntoàn thế giới có lượng người đọc nhiều (không trả nhuận bút), trên hầu khắp các lĩnh vực.

HuffPochủ trương đưa ra cách nhìn và quan điểm khách quan, đặc biệt là về chính trị không áp đặt và khôngđịnh hướng… nên đã trở thành "thiên đường" cho người viết blog bày tỏ quan điểm riêng của mình.

Hàng loạt giải thưởng truyền thông mà tờ này giành được đều có liên quan đến blog: Blog chínhtrị hàng đầu (năm 2006 và 2007 từ Webby Awards), blog chính trị quyền lực nhất (từ Observer). Năm2009, tạp chí Time xếp hạng HuffPo đứng thứ 2 trong 25 blog chính trị hàng đầu (không phải là tờbáo lớn thứ 2 nước Mỹ như một số báo Việt Nam đưa ra trong bài viết phản biện)… Và với quan điểmtôn trọng ý kiến người viết blog và thu hút độc giả qua những bài viết gây tranh cãi, việc HuffPochọn bài viết trên blog của Matt Kepnes cho một chuyến đi đã cách đây 5 năm cũng là chuyện bìnhthường, miễn là nó gây chú ý một cách thực dụng.

Thế nên, vấn đề chính ở đây có lẽ lại nằm ở chuyện các phương tiện truyền thông của chúng takhai thác vấn đề với thái độ và góc nhìn nào. Nếu thiếu đi sự khách quan cần có, độc giả sẽ luôn bịquay cuồng trong mê trận thông tin, với những điều đáng "ca ngợi" hay phải "nổi giận" mà thực chấtchỉ là sản phẩm tưởng tượng của một biên tập viên non tay.

Nguồn ANTG


Sự kiện