Thứ Sáu | 09/08/2013 16:46

Những doanh nghiệp khổng lồ do nhóm bạn thân sáng lập

Sáng lập thương hiệu Starbucks có hai giáo viên và 1 nhà văn. Sau đó, CEO hiện tại của hãng, gia nhập nhóm và xác lập nhiều thay đổi thần kỳ.
Mới đây, hãng tin CNBC đưa đề tài kinh doanh với bạn bè ra thảo luận trong chương trình The Profit với sự tham gia của triệu phú kiêm CEO của công ty Camping World (Mỹ), ông Marcus Lemonis.

Ông Lemonis nói "Về nguyên tắc có thể tin tưởng bạn làm ăn. Nhưng đến vợ chồng còn có thể ly dị và tiền là thứ khó đoán định. Nếu trong trường hợp tình bạn bị tan vỡ thì chúng nên kết thúc theo kiểu nào là tốt nhất?".

Được phát sóng trên kênh CNBC Prime, The Profit là chuỗi chương trình truyền hình thực tế về các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp vướng phải. Từ chương trình này, CNBC giới thiệu 10 doanh nghiệp hàng đầu do các nhóm/đôi bạn thân tạo dựng.

1. Hewlett-Parkard

g

Bill Hewlett và Dave Packard cùng tốt nghiệp Đại học Stanford, lấy bằng kỹ sư điện. Năm 1939, với số tiền 538 USD, họ mở công ty trong một garage và sản xuất sản phẩm đầu tay là một máy thử các thiết bị âm thanh.

Khách hàng đầu tiên của công ty này là xưởng phim hoạt hình Walt Disney, hãng phim về sau sử dụng máy tạo dao động trong hệ thống loa chiếu bộ phim Fantasia.

Đến năm 1962, Hewlett-Parkard gia nhập danh sách Fortune 500, xếp hạng 500 công ty lớn nhất nước Mỹ của tạp chí Fortune.

2. Microsoft

u

Hãng phần mềm Microsoft được thành lập vào năm 1975 bởi hai người bạn từ thời thơ ấu Bill Gates và Paul Allen. Ban đầu, công ty được đặt tên là Micro-Soft, nhưng sau đó họ bỏ đi dấu gạch ngang và dùng tên này cho tới tận bây giờ.

Đôi bạn này lần lượt đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong công ty. Trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 30/6 vừa qua, Microsoft công bố mức doanh thu 77,3 tỷ USD.

3. Apple

k

Steve Wozniak và Steve Jobs gặp nhau qua một người bạn chung vào năm 1970. Sáu năm sau đó, họ thành lập nên Apple Computer.

Một người đồng sáng lập khác của Apply là Ronald Wayne đã rời công ty sau khi thành lập 12 ngày, bán lại số cổ phiếu sở hữu với giá 800 USD. Khi đó Wozniak và Jobs đã cố gắng xoay sở; Và cho tới nay, những sản phẩm của hãng như máy tính Mac, máy nghe nhạc iPod, điện thoại iPhone và máy tính bảng iPad trở thành các sản phẩm mang tính cách mạng đối với thị trường công nghệ.

Năm ngoái, Apple đạt doanh thu 157 tỷ USD.

4. Ben & Jerry's Homemade

h

Công ty kem Ben & Jerry's Homemade ra đời khi Ben Cohen và Jerry Greenfield gặp nhau trong một phòng tập thể thao ở New York năm 1963. Hai người trở thành bạn bè và 1 thập kỷ sau đó, họ bỏ ra 5 USD để tham gia một khóa học về sản xuất kem.

Năm 1978, sau khi nâng cấp cải tạo một trạm xăng cũ, họ mở công ty kem Ben & Jerry's Homemade tại đây. Năm 1984, công ty đạt doanh thu 4 triệu USD. Năm 2000, tập đoàn Unilever mua lại Ben & Jerry’s với giá 326 triệu USD.

5. ICQ

g

Cơn sốt dịch vụ tin nhắn nhanh ICQ (từ viết tắt của cụm I Seek You) là sản phẩm hợp tác giữa 4 người bạn ở Tel Alviv, Israel. Nhóm bạn này bao gồm Amnon Amir, Yair Goldfinger, Arik Vardi và Sefi Vigiser. Họ đưa ra ý tưởng về công nghệ tán gẫu/trò chuyện liền tay ICQ sau khi hoàn thành việc phục vụ trong quân đội.

Công nghệ tán gẫu này chính thức ra đời vào năm 1996 với cái tên ICQ, và 2 năm sau đó được mạng America Online mua lại với giá 278 triệu USD, nhật báo New York Times đưa tin. Năm 2001, ICQ đạt mốc 100 triệu người sử dụng.

6. Google

u

Sergey Brin và Larry Page, hai người bạn theo học tiến sĩ tại Đại học Stanford là những người sáng lập ra mạng tìm kiếm Google. Họ gặp nhau vào năm 1995 và 1 năm sau đó sáng lập công cụ tìm kiếm BackRub. Cái tên này sau đó được đổi thành Google.

Google chính thức trở thành công ty vào năm 1998 sau khi được đầu tư 100.000 USD. Năm 2004, Google trở thành công ty đại chúng với mức giá cổ phiếu chào bán 85 USD/cổ phiếu.

3 năm sau, một cổ phiếu Google đạt 700 USD. Đầu tháng 8 này, cổ phiếu của hãng tiếp tục được giao dịch ở mức giá khoảng 900 USD/cổ phiếu.

7. Whole Foods Market

l

Năm 1978, đôi bạn John Mackey và Rene Lawson Hardy cùng nhau đầu tư 45.000 USD để mở một cửa hiệu thực phẩm tự nhiên ở Austin, Texas với cái tên SaferWay.

Ban đầu, tình hình kinh doanh khó khăn đến nỗi họ phải sống ngay trong cửa hiệu. Đến năm 1980, họ quyết định sáp nhập cửa hiệu với một cửa hiệu khác có tên Clarksville Natural Grocery để trở thành Whole Foods Market.

Từ đó, họ liên tục mở rộng trong các đô thị Taxas rồi vươn tới nhiều bang khác ở Mỹ. Hiện nay, John Mackey giữ vai trò Giám đốc điều hành (CEO) của công ty này.

8. Starbucks

Chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks trở thành một phần đời sống quá quen thuộc ở phương Tây tới mức đôi khi người ta không mảy may biết về một Starbucks trong quá khứ.

Công ty Starbucks được thành lập vào năm 1971, khi một nhóm ba người bạn, trong đó có hai người là giáo viên Jerry Baldwin và Zev Siegel, và nhà văn Gordon Bowker mở một cửa hiệu cà phê nhỏ ở Seattle.

Năm 1982, ông Howard Schultz gia nhập Starbucks, xác lập những bước ngoặt thần kỳ cho công chuyện kinh doanh của công ty cà phê này. Năm 1987, Schultz cùng một số nhà đầu tư mua lại Starbucks từ các nhà sáng lập. Ngày nay, Schutlz là Chủ tịch kiêm CEO của tập đoàn cà phê khổng lồ có hơn 18.000 cửa hiệu tại 62 quốc gia trên thế giới.
9. Harley-Davidson

g

Vào năm 1901, một thanh niên trẻ có tên William S. Harley đã phác thảo ra một phát minh, trong đó một động cơ nhỏ có thể phát điện cho một chiếc xe đạp. Harley và người bạn từ thời thơ ấu là Arthur Davidson dành 2 năm cố gắng đưa phác thảo này trở thành hiện thực.

Ý tưởng xe đạp có động cơ không bao giờ thành công, nhưng vào năm 1903, hai người bạn này cùng với hai người anh em trai khác của Arthur Davidson lập nên công ty Milwaukee, tạo ra một thương hiệu xe môtô lừng lẫy.

110 năm trôi qua, Harley-Davidsons vẫn là lựa chọn hàng đầu cho giới chơi xe môtô khắp thế giới.

10. Mattel

i

Hãng đồ chơi nổi tiếng thế giới Mattel do đôi bạn thân Harold "Matt" Matson và Elliot Handler sáng lập nên.

Đôi bạn này mới đầu khởi nghiệp bằng việc sản xuất khung tranh vào năm 1945. Sau đó, vợ của Handler là Ruth tham gia vào công việc kinh doanh của công ty. Họ phát triển một nhánh kinh doanh khác chuyên làm nhà búp bê từ các đồ phế liệu làm khung tranh. Nhánh kinh doanh này về sau có được doanh thu khổng lồ khiến công ty Mattel chuyển dần sang hướng sản xuất đồ chơi.

Sản phẩm mang tính biểu tượng của Mattel là búp bê Barbie, một thiết kế của bà Ruth. Barbie là loại búp bê có những chỉ số cơ thể khác xa với cơ thể của người thật, chuyên dành cho các bé gái.

Nhiều người cho rằng Barbie là sản phẩm giúp Mattel lọt vào danh sách Fortune 500, xếp hạng 500 công ty lớn nhất nước Mỹ của tạp chí Fortune vào năm 1965.

Nguồn CNBC/Dân Việt


Sự kiện