Thứ Bảy | 18/01/2014 15:14

Người lính Nhật bị bỏ quên ở Philippines 3 thập kỷ đã qua đời

Đã qua đời người lính Nhật cuối cùng chiến đấu suốt 3 thập kỷ ở Philippines, từ 1945 tới 1976.

Đã qua đời người lính Nhật chiến đấu suốt 3 thập kỷ ởPhilippines. Hiroo Onoda, qua đời lúc 91tuổi ở Tokyo hôm thứ năm 16/1. Ông đã trốn trong rừng suốt từ 1945 tới 1976, tiếptục chiến đấu , từ chối tin rằng Thế chiến 2 đã chấm dứt và Nhật Bản đã đầuhàng.

Lúc đó mọi nỗ lực để thuyết phục ông đều thất bại cho tớikhi cựu chỉ huy thời chiến của ông quay lại ra lệnh cho Onoda đầu hàng năm1974.

Hiroo Onoda là người cuối cùng của hàng chục những ngườilính đơn độc rải rác khắp Châu Á, đại diện cho sự kiên cường đáng ngạc nhiênkhi được kêu gọi chiến đấu cho hoàng đế Nhật trong Thế Chiến 2.

Trước ông có một người đã bị bắt ở rừng rậm Guam năm 1972.

Người lính cuối cùng của Nhật ở Philippines nộp kiếm đầu hàng tới cựu tổng thống Philippines tại cung Malacanan năm 1974
Người lính cuối cùng của Nhật ở Philippines nộp kiếm đầu hàng tới cựu tổng thống Philippines tại cung Malacanan năm 1974

Được huấn luyện làm sĩ quan chiến thuật du kích và tình báo,Onoda được cử tới Lubang năm 1944 và nhận lệnh không bao giờ đầu hàng, khôngbao giờ tự sát, và giữ vững cho tới khi viện binh đến.

Ông và ba người lính khác tuân thủ những lệnh đó trong nhữngnăm tháng tiếp theo, dù Nhật Bản đã đầu hàng năm 1945.

Sự hiện diện của họ được biết đến năm 1950 khi một trong sốhọ xuất hiện và trở về Nhật.

Những người khác tiếp tục trinh sát cơ sở quân sự trongvùng, tấn công dân cư, và thường đụng độ với quân đội Philippines, với một ngườitrong nhóm chết sau đó.

Tokyo sau 9 năm tìm vô vọng đã tuyên bố họ chết.

Tuy nhiên, năm 1972 Onoda và người lính còn lại đấu súng vớiquân Philippines. Người kia chết nhưng ông trốn thoát.

Vụ việc gây chấn động Nhật Bản, và chính phủ gửi gia đìnhông tới Lubang để thuyết phục ông chiến tranh đã chấm dứt.

Onoda về sau giải thích ông đã nghĩ đó là hoạt động của mộtchính phủ bù nhìn thân Mỹ ở Tokyo. Mỉa mai thay.

Ông đã đọc các tin trên những tờ báo được rải vào rừng , nhưngcoi đó là tuyên truyền của địch.

Các chuyến bay thường xuyên của máy bay Mỹ trong thời kỳ Chiếntranh Việt Nam đằng đẵng cũng khiến ông nghĩ chiến trận vẫn tiếp diễn khắp châuÁ.

Mãi đến 1974 khi cựu sĩ quan chỉ huy của ông vào rừng thămông để hủy bỏ các mệnh lệnh đã ra, thì cuộc chiến của Onoda mới chấm dứt.

Khi trả lời câu hỏi ông đã nghĩ gì suốt 30 năm qua, trong buổihọp báo ở Tokyo, Onoda nói “Thực hiện mệnh lệnh được giao.”

Nhưng nước Nhật đón ông trở về đã khác hẳn.

Khi ra đi, đó là một đất nước dưới chế độ quân phiệt, vẫnđang hăm hở thực hiện quyền trời cho để thống trị khu vực. Nhiều năm chiếntranh không thành công đã làm kinh tế bị hủy hoại, người dân đói kém.

Nhưng Nhật Bản 1974 đang trong đỉnh điểm thịnh vượng kinh tếkéo dài nhiều thập kỷ, và đam mê văn hóa phương Tây. Đó là một đất nước thề sẽtheo chủ nghĩa hòa bình.

Onoda gặp nhiều khó khăn để thích ứng với xã hội và di cưsang Brazil năm 1975 mở trang trại gia súc, mặc dù ông vẫn đi đi về về thườngxuyên.

Năm 1984, vẫn rất nổi tiếng, ông tổ chức một trại hè để dậythiếu niên Nhật những kỹ năng sống còn có được sau 30 năm trong rừng, săn bò rừngvà ăn chuối dại.

Năm 1996 ông trở lại thăm Lubang, được cho là theo lời mời củachính quyền địa phương. Điều này diễn ra bất chấp việc ông đã liên quan tới việcgiết hàng chục người Philippine trong trậnchiến kéo dài 3 thập kỷ của mình.

Ông đã quyên góp cho cộng đồng địa phương, và nó được dùng đểlàm một học bổng.

Cuối đời ông vẫn có sức khỏe tốt với trí óc minh mẫn nhờ nhucầu phải nhớ hết những tin tình báo trinh sát thu thập được trong rừng.

Cho tới gần đây ông Onoda vẫn có các buổi phát biểu trên khắpNhật Bản.

“Tôi đã sống trong kỷ nguyên gọi là chiến tranh. Điều ngườita nói mỗi thời mỗi khác… Ta không nên bị thay đổi theo thời gian, mà phải nghĩmột cách bình tĩnh,” ông phát biểu trên kênh truyền hình NHK năm 2013.

Nguồn AFP/Japan Today


Sự kiện