Thứ Tư | 07/05/2014 07:08

Đối thoại về 'Thế giới phẳng' với Friedman

Thomas L. Friedman của New York Times là nhà báo quốc tế nổi tiếng nhất từng đến Việt Nam trong những năm gần đây. Ông đến Hà Nội và TP.HCM từ 5 - 11/5 theo lời mời của Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Hoạt động đầu tiên của ông diễn ra chiều 6/5,tọa đàm với hàng chục các chính trị gia, chuyên gia kinh tế và doanh nhân Việt Nam tại Nhà kháchChính phủ, Hà Nội.Sẵn sàng đối thoại với ViệtNamNhà báo Mỹ lần đầu đến Việt Nam năm 1995,cách đây gần 20 năm, trong một chuyến đi thực tế. Cảm tưởng đầu tiên của ông khi trở lại là "Đấtnước của các bạn đã có sự thay đổi lớn". Ông cũng tuyên bố, trong lần gặp này, ông sẵn sàng đốithoại, không phải chỉ diễn thuyết một chiều.Chiều 6/5 tại Hà Nội, Friedman và các chínhtrị gia, doanh nhân Việt Nam đã có cuộc đối thoại thực sự về tình hình thế giới và Việt Nam hiệnnay. Các cử tọa đặt hàng loạt câu hỏi và vẫn tiếp tục nán lại trò chuyện với ông khi tọa đàm đã kếtthúc. Friedman vui vẻ khen ngợi mọi câu hỏi và công khai than phiền khi nhân viên kỹ thuật đi lạilàm ông phân tâm lúc đang cao hứng nói.

Nhà báo Thomas L. Friedman ký tặng và chụp ảnh cùng doanh nhânTrương Gia Bình, một độc giả yêu thích sách của ông. Ảnh: Mi Ly.
Đây mới là sự kiện có tính chất "khép", góigọn trong các nhân vật thuộc giới ngoại giao và kinh tế. Sắp tới, trong chuyến thăm, Friedman cócác cuộc đối thoại với sinh viên các trường đại học lớn ở Việt Nam.Friedman đưa ra thông điệp quan trọng nhấtcủa ông ngay trong bài phát biểu đầu tọa đàm: "Điều quan trọng nhất xảy ra đầu thế kỷ 21 chính làsự hợp nhất giữa toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ thông tin, chứ không phải việc Trung Quốctrỗi dậy, đại suy thoái toàn cầu, vụ khủng bố 11/9 hay cuộc hôn nhân William - Kate".Ngưỡng mộ Steve Jobs ("Tôi có thể dành cảngày để nói về Jobs") và đam mê các món đồ công nghệ của Apple, Friedman không ít lần giơ iPhone vàlaptop MacBook lên để minh họa cho lời nói. "Đây là những thiết bị cực kỳ quan trọng trên thế giớihiện nay, vì nhờ chúng mà con người tạo ra được những giá trị nội hàm của chính họ".

Bìa bản dịch mới nhất sắp ra mắt của cuốn Thế giớiphẳng.

Thế giới ngày càng phẳnghơn (2004),cuốn sách giátrị về toàn cầu hóa chính là tác phẩm làm nên tên tuổi Friedman như một nhà báo, nhà bình luận thờicuộc. Cũng chính tác phẩm này đưa ông đến với đông đảo độc giả Việt Nam khi được báo chí giới thiệurầm rộ cách đây nhiều năm.Ở Việt Nam, tên cuốn sách còn nổi tiếng hơntên tác giả. Nhận định "Thế giới phẳng" nhờ Friedman mà trở nên phổ biến, đến nay được dùng như mộtthuật ngữ phổ thông, nhất là khi người ta nói về toàn cầu hóa và sự phát triển của côngnghệ.Mặc dù vậy, trong buổi tọa đàm tại Nhà kháchChính phủ, Friedman thừa nhận gần đây ông lật lại cuốn Thế giới phẳng bản đầu tiên năm 2004 và nhậnra rằng, chỉ trong 10 năm, thế giới đã thay đổi quá nhiều khiến những gì viết trong sách không cònbắt kịp. Bước ngoặt lớn nhất là sự ra đời của Facebook và các mạng xã hội tương tự thay đổi hoàntoàn diện mạo Internet."Thế giới ngày càng phẳng hơn so với thời tôiviết cuốn sách. Chỉ trong vòng 1 thập kỷ, chúng ta chuyển từ kết nối sang siêu kết nối. Mối quan hệgiữa chúng ta từ liên kết chuyển thành phụ thuộc lẫn nhau" - ông nói.

Ngoài Thế giới phẳng - Tóm lược lịchsử thế giới thế kỷ 21, Friedman còn có các tác phẩm bình luận thời cuộc đã xuất bản tại Việt Namnhư: Chiếc Lexus và cây ô liu; Nóng, phẳng, chật - Tại sao thế giới cần cách mạng xanh và làm thếnào chúng ta thay đổi; Từ Beirut tới Jerusalem - Hành trình "Đi để hiểu" Trung Đông của một ngườiMỹ.

Friedman nói, cách đây vài năm ông có 3 lời thề: "Không bao giờ vào Facebook, không bao giờ vàoTwitter và không bao giờ hút thuốc". Nhưng ông đã phá bỏ 2 lời thề đầu tiên vì yêu cầu công việccủa một nhà báo (tờ báo thu hút phản hồi rất mạnh).Nói vậy không có nghĩa hiện ông là con nghiện Facebook. "Nhiều khi tôi phải thoát thư điện tử, tắtFacebook và ngăn mình không đọc 400 lời bình luận của độc giả trên rồi mớicó thể làm việc được" - Friedman chia sẻ - "Những thứ đó quá ồn ào".

Sáng: Bàn tròn về mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tại Học viện Ngoại giao Việt Nam.Chiều: Bàn tròn về cải cách giáo dục với lãnh đạo Bộ Giáo dục Đào tạo tại trụ sở Bộ.Sáng: Đối thoại với sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam và Đại họcNgoại thương tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.Chiều: Giao lưu trực tuyến với độc giả báo Tuổi Trẻ.Sáng: Ra mắt bản cập nhật của cuốn Thế giới phẳng (NXB Trẻ) tại TP. HCM.Sáng: Đối thoại với sinh viên Đại học Quốc gia TP.HCM.Chiều: Gặp gỡ các nhà kinh tế học hàng đầu tại TP.HCM.


Nguồn Thể thao Văn hóa


Sự kiện