Chủ Nhật | 13/10/2013 06:55

Bài viết trên New York Times năm 1968: "Chiến lược gia của kẻ thù - Võ Nguyên Giáp"

Năm 1968, vào lúc chiến trường Việt Nam khốc liệt nhất, cái tên Võ Nguyên Giáp lại một lần nữa được nhắc đến.
Bài báo của New York Times năm 1968 vè Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Bài báo của New York Times năm 1968 vè Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

"Chiến lược gia của kẻ thù - Võ Nguyên Giáp". (The Enemy Strategist - Vo Nguyen Giap).

Mời các bạn cùng xem lại bài báo, như một tư liệu tham khảo về cái nhìn của người Mỹ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp lúc đó.

Võ Nguyên Giáp

Trông ông không giống như một vịtướng. Ông mặc bộ quân phục rộng lùng thùng với một ít quân hàm, huy hiệu và điđôi dép lốp. Ông chưa từng trải qua một khóa huấn luyện quân sự chính quy vàkhi tới thăm các chiến sĩ ông thường mặc quần áo dân thường bình dị.

Mặc dùthiếu bộ quân phục thể hiện chức vụ, tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng bộ quốcphòng của Bắc Việt Nam, là một trong những chuyên gia lỗi lạc nhất trong chiếntranh du kích hiện đại, xếp cùng hạng với Mao Trạch Đông và Ernesto Che Guevara,người vừa bị sát hại tại Bolivia.

Giống như hai người kia, Tướng Giáp(phát âm là Zop) là một huyền thoại ở quê hương ông, nổi tiếng và được ngưỡngmộ ở cả hai miền Nam và Bắc Việt Nam là kiến trúc sư của chiến thắng huy hoàngtrước người Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954. Ông cũng không kém quyết tâm nhằm đèbẹp quân đội Mỹ ở Việt Nam.

Cất lên niềm tin vào chiến thắng

Niềm tin sâu sắc của ông vào việcngười Mỹ có thể bị thất bại đã cất lên tiếng nói vào năm 1964 trong một cuộcphỏng vấn trên truyền hình Pháp vào năm 1964.

Khi được hỏi về tình hình miền NamViệt Nam, ông trả lời: “Tình hình rất xấu, bởi những người lính miền nam ViệtNam không muốn đánh nhau vì người Mỹ. Nhưng chúng tôi không vội. Chúng tôi đợicàng lâu thì sự thất bại của quân Mỹ càng lớn”.

Nhiều chuyên gia ở Sài Gòn tin rằngTướng Giáp trực tiếp chỉ đạo các cuộc tấn công gần đây nhằm vào các thành phốlớn của Nam Việt Nam. Đối với họ, động thái này là một phần không thể tách rờivới “tổng tiến công đông-xuân”, mà viên tướng đã ấp ủ năm ngoai.

Ông là một người đàn ông nhỏ nhắnnhưng đậm người với khuôn mặt tròn và vầng trán cao rộng. Ông là một người cộngsản tận tụy.

Ông cùng với Chủ tịch Hồ Chí Minh vàPhạm Văn Đồng, Thủ tướng Bắc Việt Nam thể hiện quan điểm quyết tâm để Hà Nộitránh sự chi phối.

Đi học trường Pháp

Tướng Giáp sinh năm 1911 tại tỉnh QuảngBình, ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam.

Cha ông là một nhà nho đôn hậu, nuôisống gia đình bằng việc trồng lúa gạo. Khi còn nhỏ, Võ Nguyên Giáp học tại mộttrường Đại học của Pháp tại Huế, nơi vừa mới xảy ra các trận đánh khốc liệtnhất. Sự cống hiến cho chủ nghĩa dân tộc của chàng trai trẻ Giáp đã thu hút sựchú ý của các cảnh sát an ninh Pháp, và sau những vụ bạo loạn ở thành Huế năm1930, Võ Nguyên Giáp đã bị bắt. Sau khi được trả tự do, ông xin vào Đảng Cộngsản, bởi ông cảm thấy Đảng mang đến cho ông bằng hành động nhiều hơn là lờinói.

Sau đó, ông rời Huế đến Hà Nội, tạiđây ông tiếp tục học luật và dạy lịch sử tại một trường tư. Vào năm 1938, ôngnhận chứng chỉ luật sư và cưới con gái của một thày giáo cũ.

Vào năm 1941, ở tuổi 29, ông thamgia tổ chức một lực lượng kháng chiến bí mật – Mặt trận Việt Minh.

Khi quân Nhật rút lui vào năm 1945,Việt Minh đã thâu tóm quyền lực ở Hà Nội và Tướng Giáp được bổ nhiệm chức Bộtrưởng Nội vụ. Một năm sau ông trở thành Tổng tư lệnh khi cuộc kháng chiếnchống Pháp bắt đầu nổ ra.

Trong hai cuốn sách, “Chiến tranhnhân dân, Quân đội Nhân dân” và “Chiến thắng lớn, Nhiệm vụ lớn”, trong đó cuốnsách thứ hai dựa vào hàng loạt các bài báo xuất bản tại Hà Nội, tướng Giáp đã vạchra chiến lược của chiến tranh du kích.

Một trong những học thuyết chính củaông là quân đội không thể giành chiến thắng nếu không có sự hợp tác của nhândân. “Không có dân chúng thì chúng tôi sẽ không có thông tin”.

“Chúng tôi sẽ không thể giữ được bímật cũng không thực hiện được những cuộc hành quân thần tốc nếu không có nhândân. Nhân dân cùng bày binh bố trận, nêu ra chiến lược và hành động theo chỉdẫn. Họ tìm ra những sĩ quan giao liên, che dấu chúng tôi và bảo vệ các hoạtđộng của chúng tôi, cung cấp nơi ăn chốn ở cho chúng tôi và chăm sóc vết thươngcủa chúng tôi”.

Khi người Pháp đặt Đảng cộng sảnViệt Nam ra ngoài vòng pháp luật vào thời điểm Chiến tranh Thế giới thứ hai nổra, ông đã tạm lánh sang Trung Quốc. Vợ của ông, cũng là một Đảng viên, đã bị bắt.Bà đã hi sinh trong tù.

Tướng Giáp có một cô con gái trongcuộc hôn nhân này. Vừa có thông tin ông đã tái hôn.


Bìa sách "Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá"

Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá

Võ Nguyên Giáp - Chiến thắng bằng mọi giá
Cecil B. Currey
456 trang
15,5 x 24 cm
Thế giới
Nguyễn Văn Sự
Tháng 08/2013
Liên hệ: Chị Hoàng Anh ThơĐiện thoại: 0904543768Email: tho.hoanganh@gafin.vn

Nguồn Dân Việt


Sự kiện