Ảnh: Zhuanlan.

 
Thùy Linh Thứ Ba | 16/06/2020 15:01

Nhân nhượng không phải bất tài: Đừng để cảm xúc trở thành "chú ngựa hoang"

Nếu bạn không thể là một bậc thầy về cảm xúc, bạn sẽ trở thành nô lệ của nó…

Mỗi người đều có những cảm xúc khác nhau, lúc khoan dung, lúc lại nhỏ nhen, ích kỷ. Điều tồi tệ không phải là cảm xúc, mà là việc không kiểm soát được cảm xúc của chính mình.

Có lẽ, chúng ta thỉnh thoảng vẫn nghe những câu chuyện rằng: "Tôi biết tôi rất nóng tính và tôi dễ nổi giận khi gặp phải chuyện nhỏ. Tôi luôn nhắc nhở bản thân phải kiềm chế cảm xúc, nhưng mỗi khi tôi nóng nảy, tôi lại quên mất mọi thứ và mất bình tĩnh. Tôi đặc biệt hối hận".

Nô lệ hay bậc thầy của cảm xúc

Nếu không thể trở thành bậc thầy về cảm xúc, bạn sẽ trở thành nô lệ của nó.

Khả năng kiểm soát cảm xúc là một chỉ số quan trọng cho dù một người trưởng thành. Một người ổn định về mặt cảm xúc, biết cách kiểm soát cảm xúc của mình, dù làm việc hay kết bạn cũng đem lại cảm giác thoải mái, an toàn cho đối phương.

Tính khí thất thường, giống như một quả bom sẽ phát nổ bất cứ lúc nào, sẽ lấp đầy xung quanh với đầy năng lượng tiêu cực. Và dĩ nhiên, sẽ không ai muốn ở cạnh một người có quá nhiều năng lượng tiêu cực. Thời gian dần trôi, bạn sẽ trở nên cô độc trong một xã hội cần sự trao đổi để phát triển.

Nhân chi sơ tính bổn thiện, khoan dung
Nhân chi sơ tính bổn thiện, hãy nhìn vào những điểm tốt để tha thứ khi ai đó mắc sai lầm. Ảnh minh họa: Zhuanlan.

Kiểm soát cảm xúc là một khả năng. Hãy bình tĩnh khi bạn tức giận, giao tiếp một cách nhẹ nhàng khi bạn đang tranh cãi. Dành sự bao dung và thấu hiểu trong mọi vấn đề, kể cả những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Khi bạn đắm chìm trong một điều gì đó và cảm thấy không vui, đừng để bản thân rơi vào những cảm xúc tồi tệ. Hãy cố gắng chuyển hướng chú ý của bạn trước và nghĩ về những điều khiến bạn hạnh phúc.

Cách để bạn có thể tha thứ cho một người nào đó, là nghĩ về những điều tốt đẹp mà người đó đã dành cho bạn. Bởi "Nhân chi sơ tính bổn thiện", con người sinh ra vốn hiền lành, lương thiện. Hãy nhìn vào những điểm tốt để tha thứ và bao dung khi ai đó mắc sai lầm với bạn.

Giải tỏa cảm xúc

Kìm nén cảm xúc quá lâu dễ dàng khiến bạn bị lo lắng hoặc trầm cảm. Kiểm soát cảm xúc không có nghĩa là chịu đựng hay kìm nén nó lại.

Một nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng, chúng ta có thể tạo ra nhiều cảm xúc khác nhau, nhưng những người có EQ cao có thể hiểu cách quản lý cảm xúc xấu và có thể trút giận đúng cách. Do đó, hãy tìm một cách phù hợp để trút những cảm xúc tiêu cực, như ca hát, nhảy múa, viết lách, chơi game, thể thao,…

Có đôi lúc, những rắc rối mà bạn đang trải qua không phải vì ai đó muốn làm tổn thương bạn. Chúng ta đều là con người, không ai tốt hoàn toàn hay xấu hoàn toàn. Chìa khóa nằm ở cách bạn suy nghĩ. Có những điều bạn không cần phải quá bận tâm, thời gian sẽ chứng minh mọi thứ.

Ảnh minh họa: Zhuanlan.
Nhân nhượng không phải là bất tài mà là sự rộng lượng. Ảnh minh họa: Zhuanlan.

Điều tương tự, suy nghĩ từ một góc độ khác, sẽ có cảm giác và tâm trạng khác nhau. Tính cách và vị trí của mọi người là khác nhau. Việc không đồng ý với nhau là điều bình thường.

Nếu bạn thực sự tức giận và bạn không thể giúp được gì, bạn có thể chọn cách tránh nó và rời khỏi hiện trường. Khi bạn bình tĩnh hơn, bạn có thể bày tỏ ý tưởng của mình một cách hợp lý thông qua giao tiếp.

Cuộc sống muôn hình vạn trạng, đủ mọi hương vị đắng, cay, ngọt, bùi bạn đều muốn trải nghiệm. Tha thứ không phải là yếu đuối, mà là sự bao dung, nhân nhượng không phải là bất tài, mà là sự rộng lượng. Ngay cả khi bạn gặp phải điều gì đó bạn không thích, bạn cũng nên bình tĩnh để đối mặt.

Bạn cần biết rằng mọi thứ và mọi người có thể không thể thay đổi theo thời gian, nhưng cảm xúc là lựa chọn của riêng bạn. Không đáng để tức giận với một người hoặc một sự kiện. Tức giận sẽ lãng phí nhiều thời gian và sức lực của bạn.

* Có thể bạn quan tâm 

►3 lý do để tiếp tục đầu tư, ngay cả khi thị trường giảm

►Kỳ vọng thị trường tăng, nhà đầu tư ồ ạt bắt đáy

►Hậu COVID-19, đâu sẽ là tương lai của ngành ngân hàng?

Nguồn Zhuanlan