Thứ Năm | 03/04/2014 21:15

Sài Gòn hẻm và người

Hẻm là nơi sống và bày biện tất cả sinh hoạt ban ngày của cư dân Sài Gòn.
Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến.

Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mớiđến.

Những ngày mới vô đại học, tôi ở trọ căn gác trên đường Cao Thắng,quận Phú Nhuận. Gọi là nhà nhưng thật ra đó là cửa hiệu tạp hoá có hai mặt đều là hẻm. Hồi đó, chợchưa xây kiên cố như bây giờ. Phía trước các bà các chị buôn bán ngồi san sát, chỉ còn lại lối đinhỏ xíu. Phía sau cũng là hẻm, con hẻm ngoằn ngoèo ăn thông được ra tới chân cầu Công Lý.

Hồi đó, chợ Phú Nhuận còn là ngôi chợ sầm uất của Sài Gòn. Tại đâycó cộng đồng nhỏ người Bến Tre từ miệt Giồng Trôm - Ba Tri nhập cư từ năm 1954. Ngay trước cửa tiệmcó bà Tám bán gà vịt rau quả… Tuần hai lần, bà đáp xe đò mang theo hàng hoá từ Giồng Trôm lên PhúNhuận để buôn bán. Cùng mỗi chuyến hàng từ Giồng Trôm lên, bà mang theo cơ man là chuyện: cây cầuKinh sắp sập, dừa khô mất giá (thành câu hát ai có má đem đổi dừa khô!), đường độ này mới thêmtrạm, thị trường chận bắt dữ lắm…

Mỗi sáng sớm, tôi luôn được đánh thức bằng tiếng những chiếc ba gácmáy lấy bánh mì đi từ lò bánh ngay con hẻm sau nhà. Lò bánh mì đốt bằng củi, đương nhiên, làm hoàntoàn thủ công với khoảng bảy - tám thợ nhồi bột, vỗ bột nặn bánh thình thịch từ lúc nửa đêm. Tôithức dậy, mặc quần áo rồi dắt xe đạp len qua hẻm chợ ồn ào đông đúc ra hướng cầu Công Lý, rồi chuitiếp vào con hẻm sâu ngoằn ngoèo chạy dọc suốt khu nhà ổ chuột bên dòng kinh Nhiêu Lộc để ra hướngcầu Lê Văn Sỹ, đến trường.

Chắc chắn ai đã từng sống nhiều năm ở Sài Gòn cũng ít nhất vài balần cảm thấy hoang mang khi lạc bước trong ngõ cụt. Sài Gòn hồi đó chưa kẹt xe triền miên như bâygiờ nên cũng chưa có những tấm bảng chỉ dẫn mỗi đầu con hẻm, giả dụ như: "Hẻm này thông ra đườngNguyễn Kiệm". Đang đi tưởng như bít lối, bỗng con hẻm bất ngờ mở ra một cái ngách ăn thông ra đườngcái. Đang trong hẻm sâu hun hút chợt gặp một bùng binh rộng với một khu chợ nhỏ giống như hoạt độngbí mật trong lòng phố. Tôi chợt ngộ ra rằng, tất cả những con đường đều liên thông với nhau bằngcách nào đó và ở đâu có người thì ở đó chắc chắn có lối ra.

Trong nhiều năm lang bạt, người viếtbài đã từng khám phá không biết bao nhiêu đường hẻm. Dài có, ngắn có. Có con hẻm dài thẳng tắp vớihàng loạt nhánh cắt ngang như hẻm Bùi Thị Xuân nối từ Nhiêu Lộc - Phú Nhuận tới Tân Bình. Có hẻmlòng vòng người lạ đi một hồi sẽ ngạc nhiên thấy mình quay về chỗ cũ nằm trong khu làng dệt BảyHiền. Hẻm chợ Đoàn Văn Bơ dài vô tận mà tên gọi từng khu vực chỉ có người địa phương mới hiểu: kho2, kho 3, kho 4, kho 5… Hẻm nối liền hẻm, làm thành một hệ thống mạch máu lưu thông hoàn chỉnh mởra một thế giới khác giữa lòng đô thị.

Những thế giới mang màu sắc cộng đồng riêng biệt dễ thấy nhất lànhững ngôi chợ nằm ẩn mình trong hẻm phố. Có thể liệt kê ra những cái tên như chợ Bà Hoa - nằm trêncon đường Trần Mai Ninh, quận Tân Bình, khu chợ được biết đến như là nơi tập trung đầy đủ các đặcsản của xứ Quảng. Chợ Long Vân nằm sâu trong một con hẻm trên đường Bạch Đằng thuộc phường 24 quậnBình Thạnh - họp từ sáng sớm với đủ các thứ hàng rong dành cho công nhân và dân lao động. Chợ PhạmVăn Bạch ở khu vực giáp giới Gò Vấp - Tân Bình mang dáng dấp của người miền Bắc.

Một trong những hẻm chợ lâu đời nhất có lẽ là hẻm Đoàn Văn Bơ ởquận 4. Bên trong hệ thống hàng trăm con hẻm chằng chịt đan cài vào nhau như tấm mạng nhện ẩn giấutất cả những gì xưa cũ nhất của đất Sài Gòn xưa. Ở đây người ta có thể tìm thấy dấu ấn sót lại củanhững làng nghề như nghề đóng giày, làm đàn guitar, làm mứt tết…, nghề lên đồng và hát cải lương.Tại đây còn có đền thờ Đức Thánh Trần và những ngôi miếu cổ mà tuổi có thể còn xa hơn cả những thợthuyền theo tàu Tây vào lập nghiệp nơi đất cảng vào những năm đầu thế kỷ 20.

Có nhà nghiên cứu nhận định rằng, "hẻm là phần hồn không thể thiếucủa thành phố này". Còn tôi hình dung nếu cuộc sống đô thị Sài Gòn là một thân cây thì hẻm giốngnhư bộ rễ phồn thực âm thầm cắm sâu vào lòng đất, hút những mạch ngầm để nuôi sống nó.

Nếu ngoài đường phố cuộc sống lúc nào cũng tất bật, náo nhiệt thìtrong hẻm nhịp sống chầm chậm, nhẩn nha. Buổi sáng có người ngồi quán càphê, nhâm nhi trang báo vàlắng nghe chim hót. Hẻm chật chội nhưng đủ chỗ cho bà Tư bán gánh phở, cô Lý bán trái cây, ông Bacắt tóc và chú Bốn sửa xe đạp. Cũng một chỗ dưới gốc me, buổi sáng chị Lan bán rau thì đến chiều dìMai dọn bếp bánh xèo… Hẻm Sài Gòn bao dung không phân biệt người ngụ cư lâu đời với người mới đến.Rồi đến lúc nào đó, người mới bỗng nhận ra mình đã trở thành người Sài Gòn tự hồi nào.

Như Thuần

Nguồn SGTT


Sự kiện