Nhà giàu Trung Quốc "né" mua hàng hiệu trong nước
Tuy nhiên, những doanh nghiệp hàng đầu khác lại có viễn cảnh ít tươi sáng hơn. Tập đoàn PPR, sở hữu chuỗi cửa hàng Gucci, Yves Saint Laurent và Bottaga Veneta, không đưa ra đánh giá về doanh thu bán hàng trong quý đầu tiên năm nay. Hiện tại, tập đoàn này dự báo rằng sẽ không có tiến triển thêm trong thị trường hàng hóa xa xỉ thế giới. Ông Jean-Marc Duplaix, Giám đốc tài chính PPR nói trong một cuộc họp báo tháng trước "Chúng tôi không thấy biểu hiện tăng trưởng nào ở thị trường Trung Quốc".
Tập đoàn LVMH cũng báo cáo con số lợi nhuận không mấy ấn tượng, trong đó doanh thu từ thời trang và kinh doanh đồ da mang hiệu Louis Vuitton là chủ yếu.
Theo quan sát của Giám đốc tài chính Jean-Jacques Guiony, "Hầu hết số người Trung Quốc đến mua sắm ở các trung tâm thương mai đều giảm". Hãng đồng hồ Piaget cho biết doanh thu từ Trung Quốc đại lục trong năm nay có thể sẽ ít hơn 10%, con số tăng trưởng thấp nhất trong 8 năm qua.
Người Trung Quốc có thói quen biếu tặng những món quà nhỏ nhưng đắt đỏ cho sếp hoặc cán bộ cấp cao. "Thiếu đi hóa đơn bán hàng của những món quà này, doanh thu của chúng tôi đã giảm đi 20%", một nhân viên bán hàng trong một cửa hiệu hàng xa xỉ nói. Giám đốc điều hành Piaget tại Trung Quốc, Thomas Bouillonnec thở dài "Đã xa rồi ngày tháng huy hoàng của mức tăng trưởng hai con số".
Nhưng hiến tượng sụt giảm doanh thu này chỉ xảy ra với người Trung Quốc trong lãnh thổ Trung Quốc. Bên ngoài ranh giới Trung Hoa, mọi chuyện được cho là tươi sáng hơn. Hiệp hội Hàng hóa xa xỉ thế giới cho biết chi tiêu của người Trung Quốc ở nước ngoài tăng 18%. Một nửa doanh thu từ đó được giao dịch ở châu Âu.
Thị trường Trung Quốc đang rẽ đôi. Công ty Brain & Co. cho biết 60% các khoản chi cho hàng hóa xa xỉ của người Trung Quốc diễn ra bên ngoài biên giới nước này. Vincent Liu, một chuyện gia thuộc tập đoàn Boston Consulting Group ở Hong Kong cho biết, người Trung Quốc mua 1/3 các món đồ xa xỉ ở Trung Quốc Đại lục, 1/3 ở các đặc khu hành chính như Hong Kong và Macao, và 1/3 ở các nơi khác.
Khi ở bên ngoài biên giới Trung Quốc đại lục, hàng hóa xa xỉ thường có giá rẻ hơn. Một trong số các lí do cho hiện tượng này là do đồng Nhân dân tệ quá mạnh khiến đội giá các món hàng trong cửa hiệu Trung Quốc cao lên. Ngoài ra, quan trọng hơn, là phần thuế quan danh nghĩa quá cao và chiến lược giá Trung Quốc khiến giá cả chuyển phập phồng. Chính vì vậy, những món đồ buộc-phải-có như đồ hiệu Louis Vuitton ở Trung Quốc có thể đắt hơn ở Hong Kong 40% (trong khi đó giá cả ở Hong Kong đã đắt hơn hẳn so với những nơi khác).
Giá cả biến động liên tục đang biến những cửa hiệu xa xỉ ở Trung Quốc thành những "ông trùm thua lỗ".
"Có nhiều công ty xa xỉ không thể kiếm lời từ những cửa hiệu được thuê với mức giá cắt cổ ở Thượng Hải hay Bắc Kinh", Christine Lu, CEO của tập đoàn Affinity China nói. Bà cho biết địa điểm kinh doanh ở Trung Quốc đại lục là phần cơ bản nhất của marketing theo xu hướng mindshare (thị phần trong tâm trí). Philippe Leopold-Metzger, Tổng giám đốc điều hành Piaget, đồng tình với ý kiến của bà Lu khi ông nói lợi nhuận từ việc mở rộng quy mô kinh doanh ở Trung Quốc "không thực sự quan trọng". Hãng đồng hồ này đang giảm tốc độ khai trương các cửa hiệu Piaget mới ở Trung Quốc.
Trên thực tế, các công ty khác đang bắt đầu giảm hoặc ngừng tốc độ mở các cửa hiệu bên trong biên giới Trung Quốc - họ đang suy nghĩ lại về vấn đề địa điểm kinh doanh. "Những cửa hiệu thực sự sẽ nằm ở Hong Kong hoặc Paris", chuyên gia của công ty cố vấn China Luxury Advisors, Renee Hartmann cho biết.
Sẽ là lẽ thường khi người tiêu dùng Trung Quốc đại lục thanh toán ở Trung Quốc và rời đi Hong Kong để lấy món hàng mình mua. Các nhà bán lẻ đồng hồ, trang sức, túi xách, đang biến thành các hãng du lịch. Hiện tại, thị trường hàng hóa xa xỉ Trung Quốc tiếp tục bùng nổ. Bùng nổ ở ngoài biên giới Trung Quốc.
Nguồn Forbes