Thứ Hai | 12/05/2014 18:41

Một ngày tại cõi "thiền" trong dịp lễ Phật đản

Ngày 11/5, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên long trọng cử hành Đại lễ Phật đản Phật lịch 2558 với sự tham gia của gần 2.000 tăng ni, phật tử.
Lễ Phật đản mừng ngày đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đản sanh là ngày lễ trọng đại nhất đối với tín đồ Phật giáo trên khắp thế giới. Năm nay, đối với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, đại lễ lại càng được tôn vinh khi Việt Nam được chọn tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc, diễn ra từ ngày 7 đến 11/5/2014.

Trước ngày diễn ra đại lễ Phật đản 11/5, Thiền viện Trúc Lâm Tây thiên hối hả chuẩn bị cho đại lễ này:

1. Hai Ni cô đảm trách việc chuẩn bị hoa cho đại lễ Phật đản Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đại lễ chủ yếu dùng hoa hồng, hoa cúc đại và hoa ly do phật tử cúng hoặc mua trực tiếp từ chợ hoa Mê Linh. "Hoa ly đắt nên thiền viện dùng nhiều hoa hồng và hoa cúc hơn", một vị Ni cô nói.
Hai sư cô đảm trách việc chuẩn bị hoa cho đại lễ Phật đản Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Đại lễ chủ yếu dùng hoa hồng, hoa cúc đại và hoa loa kèn trắng do phật tử cúng hoặc mua trực tiếp từ chợ hoa Mê Linh. "Hoa loa kèn trắng đắt nên thiền viện dùng nhiều hoa hồng và hoa cúc hơn", một sư cô nói.

2. Khu vực bếp của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Từ trưa ngày 10/5, thầy phụ trách khu bếp và hơn 10 Ni cô, Phật tử cùng tham gia chuẩn bị hơn 1.000 suất cơm hộp và khoảng 1.500 phần cơm khác cho toàn bộ Tăng ni, Phật tử tham gia đại lễ năm nay.
Khu vực bếp của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Từ trưa ngày 10/5, thầy phụ trách khu bếp và hơn 10 sư cô, phật tử cùng tham gia chuẩn bị hơn 1.000 suất cơm hộp và khoảng 1.500 phần cơm khác cho toàn bộ tăng ni, phật tử tham gia đại lễ năm nay.

3. Một thực đơn cũ dùng trong ngày thường ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. "Đại lễ năm nay, thiền viện nấu thực đơn 9 món, trong đó có cơm trắng, giò rim tiêu ớt, bầu luộc", thầy phụ trách khu bếp của thiền viện cho hay. "Ở đây các thầy không chọn nấu món ngon nhất hay ngon nhì. Mỗi thực đơn đều đi kèm gia vị trên bàn ăn để người ăn có thể tự nêm nếm sao cho vừa miệng. Ăn ngon cũng là một cách tốt để thu hút chúng sinh tìm về với Đạo Phật", thầy phụ trách bếp tại Thiền viện cho hay.
Một thực đơn cũ dùng trong ngày thường ở Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. "Đại lễ năm nay thiền viện nấu thực đơn 9 món, trong đó có cơm trắng, giò rim tiêu ớt, bầu luộc", thầy phụ trách khu bếp của thiền viện nói. "Ở đây các thầy không chọn nấu món ngon nhất hay ngon nhì. Mỗi thực đơn đều đi kèm gia vị trên bàn ăn để người ăn có thể tự nêm nếm sao cho vừa miệng. Ăn ngon cũng là một cách tốt để thu hút chúng sinh tìm về với Đạo Phật".

4. Rau và hoa quả dùng trong đại lễ thường được các sư cô đi mua từ sớm tại các chợ dưới chân núi.
Rau và hoa quả dùng trong đại lễ thường được các sư cô đi mua từ sớm tại các chợ dưới chân núi. Ngọn su su - món rau đặc sản thường được bán dọc đường đi Tam Đảo hoặc ở gần khu vực Tam Đảo, không xuất hiện trong thực đơn đại lễ năm nay.

5. Khoảng gần 2.000 chiếc bát sứ và bát sắt dùng trong đại lễ đã được lau rửa sạch sẽ trong chiều ngày 10/5.
Khoảng gần 2.000 chiếc bát sứ và bát sắt dùng trong đại lễ đã được lau rửa sạch sẽ trong chiều ngày 10/5.

6. Thành quả của mẻ cơm nấu qua đêm trong sáng ngày 11/5: 1.000 hộp cơm dành cho Phật tử.
Thành quả sau vài mẻ cơm do thầy bếp tại Thiền viện thức trắng đêm nấu, bày bên ngoài Thiền viện trong sáng ngày 11/5: 1.000 hộp cơm dành cho phật tử.

7. Đại lễ lần này có sự tham gia chuẩn bị của các Phật tử ở thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), thành viên của các đạo tràng và khoảng 100 thành viên của Đoàn thanh thiếu niên phật tử Trần Nhân Tông, một tập thể chuyên tổ chức sinh hoạt tôn giáo cho những thanh thiếu niên có nguyện vọng tu tập và theo học Phật Pháp từ khắp mọi miền đất nước.
Đại lễ lần này có sự tham gia chuẩn bị của các phật tử ở thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc), một số đạo tràng và khoảng 100 thành viên của Đoàn thanh thiếu niên phật tử Trần Nhân Tông, một tập thể chuyên tổ chức sinh hoạt tôn giáo cho những thanh thiếu niên có nguyện vọng tu tập và theo học Phật Pháp.

 9. Một buổi họp về phân công nhiệm vụ trong đại lễ của các Tăng Ni tại Thiền viện.
Một buổi họp về phân công nhiệm vụ trong đại lễ của các Tăng Ni tại Thiền viện chiều ngày 10/5.

11. Sách là một trong các món quà chính Thiền viện dành tặng Phật tử dự đại lễ. Ngoài sách, còn có trà linh chi, tranh ảnh và một số vật lưu niệm khác.
Sách là một trong các món quà chính Thiền viện dành tặng phật tử dự đại lễ. Ngoài sách, còn có trà linh chi, tranh ảnh và một số vật lưu niệm khác.

12. Một chiếc xe tải đang được trang trí để chuẩn bị diễu hành khắp thành phố Vĩnh Yên trong ngày 11/5.
Một chiếc xe tải đang được trang trí để chuẩn bị diễu hành khắp thành phố Vĩnh Yên trong ngày đại lễ.

 13. Bắt đầu đón tiếp đại biểu, tăng ni và phật tử về dự đại lễ tại Giảng đường của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong sáng 11/5.
Đón tiếp đại biểu, tăng ni và phật tử về dự đại lễ tại Giảng đường của Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên trong sáng 11/5.

14. Sáng 11/5, chư tôn đức bắt đầu diễu hành vào giảng đường, nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của đại lễ Phật đản tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
Sáng 11/5, chư tôn đức bắt đầu diễu hành vào Giảng đường, nơi diễn ra phần lớn các hoạt động của đại lễ Phật đản tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

15. Đại lễ được diễn ra theo nghi thức Phật Đản truyền thống. Tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, các phật tử cùng tụng kinh Phật Đản, xướng lễ niệm hồng danh Đức Bản Sư, Phóng sinh, thực hiện nghi thức tắm Phật và tham gia vào lễ quy y.
Đại lễ được diễn ra theo nghi thức Phật Đản truyền thống. Tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, các phật tử cùng tụng kinh Phật Đản, xướng lễ niệm hồng danh Đức Bản Sư, Phóng sinh, thực hiện nghi thức tắm Phật và tham gia vào lễ quy y.

16. Lễ tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, một nghi lễ trọng đại nhất trong lễ Phật đản. Truyền rằng khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, nhạc trời chúc mừng thái tử. Ngoài mục đích kỷ niệm đức Phật đản sinh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến sự thanh tịnh của con người. Ảnh: Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Thích Kiến Nguyệt đọc diễn thuyết tại Giảng đường của Thiền viện.
Lễ tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, một nghi lễ trọng đại nhất trong lễ Phật đản. Truyền rằng khi đức Phật đản sinh, trên trời có chín rồng phun hai dòng nước ấm mát tắm rửa cho Ngài, cùng lúc ấy, chư thiên tung hoa trời, nhạc trời chúc mừng thái tử. Ngoài mục đích kỷ niệm đức Phật đản sinh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến sự thanh tịnh của con người. Ảnh: Trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên Thích Kiến Nguyệt đọc diễn thuyết tại Giảng đường của Thiền viện.

 18. Một vị Tăng tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cho hay, kể từ năm 2008, số phật tử tới Thiền viện trong ngày lễ Phật đản đông dần qua từng năm.
Một vị Tăng tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cho hay, kể từ năm 2008, số phật tử tới Thiền viện trong ngày lễ Phật đản đông dần qua từng năm.

 17. Trong lễ Phật đản năm nay, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thu hút gần 2.000 tăng ni, phật tử dự lễ.
Trong lễ Phật đản năm nay, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thu hút gần 2.000 tăng ni, phật tử về dự lễ.

19. Vào các kỳ nghỉ hè hàng năm, nhiều gia đình đưa con mình đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên để tham gia các khóa tu ngắn hạn (dưới 7 ngày). Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng là điểm đến của nhiều sinh viên hoặc các bạn trẻ trong độ tuổi 18-25. Thiền viện sẽ bắt đầu các khóa tu mới từ tháng 6 tới đây.
Vào các kỳ nghỉ hè hàng năm, nhiều gia đình đưa con mình đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên để tham gia các khóa tu ngắn hạn (dưới 7 ngày). Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên cũng là điểm đến của nhiều sinh viên hoặc các bạn trẻ trong độ tuổi 18-25. Thiền viện sẽ bắt đầu các khóa tu mới từ tháng 6 tới đây.

Nguồn GAFIN/DVO


Sự kiện