Lượng người siêu giàu của Việt Nam có thể tăng tới 430% trong giai đoạn 2014-2024. Ảnh: PLO

 
Minh Anh Thứ Tư | 16/09/2020 14:12

Người Siêu giàu Việt Nam dự báo sẽ gia tăng tới 430%

Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia có tăng trưởng nhanh nhất châu Á, kéo theo đó tỉ lệ người siêu giảu cũng dự báo tăng mạnh vào 2014-2024.

Người Siêu giàu Việt Nam dự báo sẽ gia tăng tới 430%

Theo dữ liệu từ Báo cáo Sự giàu có năm 2020 của công ty tư vấn Knight Frank, lượng người siêu giàu của Việt Nam có thể tăng tới 430% trong giai đoạn 2014-2024. Con số tăng trưởng này cũng cao hơn hẳn so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (100%), Indonesia (114%), Malaysia (67%)...

Cũng theo báo cáo này, số lượng người siêu giàu trên toàn cầu (ultra-high net-worth individuals - UHNWI), những người có tài sản trên 30 triệu USD đã liên tục tăng trong những năm qua. Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Knight Frank, Mỹ tiếp tục duy trì được vị trí số một thế giới về người siêu giàu của mình. Trong khi đó, giới siêu giàu ở Hàn Quốc và Ý đã tăng trên 20% mỗi nước kể từ năm 2018. Điều thú vị là, sau  2018 - 2019, Ả Rập Saudi chỉ có một người gia nhập danh sách siêu giàu.

Ảnh:
Năm 2024, những người giàu nhất thế giới sẽ vẫn tập trung ở một số quốc gia nhất định và không thay đổi quá nhiều về mặt thứ hạng. Ảnh:gialaitv

Knight Frank phát hiện ra rằng, 27% tài sản của người siêu giàu nằm trong các khoản đầu tư bất động sản. Với các loại tài sản có tính thanh khoản cao hơn, trung bình mỗi người siêu giàu nắm giữ 23% tài sản của họ dưới dạng cổ phiếu, 17% trái phiếu, 11% tiền mặt và 3% bằng vàng và các loại kim loại quý khác. 

Đến năm 2024, những người giàu nhất thế giới sẽ vẫn tập trung ở một số quốc gia nhất định và không thay đổi quá nhiều về mặt thứ hạng, theo Knight Frank dự báo. Đáng chú ý sẽ là nhóm người siêu giàu đang gia tăng ba chữ số trong giai đoạn 2014-2024 ở 2 quốc gia Trung Quốc là khoảng 135,8% và Ấn Độ khoảng 238,3%.

Với Việt Nam, "Là một trong những quốc gia tăng trưởng nhanh nhất châu Á, lượng người siêu giàu của Việt Nam có thể tăng tới 430% trong giai đoạn 2014-2024 này", báo cáo này cho biết. Con số tăng trưởng này cũng cao hơn hẳn so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan (100%), Indonesia (114%), Malaysia (67%)...

Ảnh
Trong năm 2019, theo thống kê của Knight Frank, Việt Nam có 458 người siêu giàu. Ảnh: autopro

Trong năm 2019, theo thống kê của Knight Frank, Việt Nam có 458 người siêu giàu. Nếu xét theo lĩnh vực, người siêu giàu Việt Nam chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, hàng không và thép.

Trước đó, trong bản báo cáo mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường Wealth-X không có hai cái tên Thái Lan và Việt Nam. Trong khi đó, báo cáo giới siêu giàu năm 2018, Wealth-X từng đánh giá Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ ba thế giới về giá trị tài sản.

Thị trường Việt Nam tiếp tục tăng trưởng dù khó khăn vì COVID-19

Theo Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2020, nền kinh tế Việt Nam được dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm 2020 giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 và gia tăng ở mức 6,3% trong năm 2021.

Theo báo cáo, tiêu dùng nội địa được dự báo sẽ tiếp tục ở mức thấp. Mặc dù doanh số bán lẻ có phục hồi trong tháng 7 và lạm phát duy trì ở mức thấp, tiêu dùng sẽ bị kìm hãm bởi thu nhập hộ gia đình và doanh nghiệp giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và thêm nhiều doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động. Triển vọng đầu tư không đồng đều, đầu tư tư nhân vẫn yếu và đầu tư nước ngoài liên quan đến thương mại tiếp tục giảm.

Tuy nhiên, việc đẩy nhanh đầu tư công trong sáu tháng cuối năm 2020 sẽ bù đắp cho những điểm yếu này. Sang năm 2021, đầu tư sẽ được đẩy mạnh nhờ cải thiện giải ngân đầu tư công, hoạt động sản xuất tiếp tục chuyển hướng từ Trung Quốc sang Việt Nam, kinh tế Trung Quốc phục hồi và hiệp định thương mại tự do với Liên minh Châu Âu đi vào thực hiện để tự do hóa thương mại. 

Ảnh:
Nền kinh tế Việt Nam được dự kiến tăng trưởng 1,8% trong năm 2020. Ảnh:dne

Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam, ông Andrew Jeffries, nhận định: "Tiêu dùng nội địa giảm sút và nhu cầu toàn cầu suy yếu do COVID-19 đã ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam nhiều hơn dự kiến.

Nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ vững vàng trong năm 2020, phần lớn là nhờ thành công của Chính phủ trong việc kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Tăng trưởng kinh tế sẽ được hỗ trợ bởi sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam, tăng cường chi tiêu công và những cải cách đang tiến hành nhằm cải thiện môi trường kinh doanh".

Tóm lại, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong thời gian trước mắt sẽ có nhiều khó khăn, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và sự suy giảm trong nước đang cho thấy xấu hơn dự kiến.

Tuy nhiên, Việt Nam đang thể hiện khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn hầu hết các nền kinh tế tương tự khác, và triển vọng của nền kinh tế trong trung và dài hạn vẫn tích cực. Các nền tảng kinh tế vẫn chưa bị suy giảm, và Việt Nam có triển vọng được hưởng lợi từ các xu hướng thương mại, đầu tư và sản xuất toàn cầu hiện nay.

► Top 10 thành phố có nhiều tỉ phú nhất thế giới