Nét truyền thần đơn độc giữa Sài Gòn
Trong ồn ào tiếng còi xe, tiếng rú ga của dòng người trên đường Điện Biên Phủ, có một tiệm vẽ truyền thần lặng lẽ bên vỉa hè, nép mình trước một con hẻm nhỏ. Gian hàng này lặng lẽ như chính ông hoạ sĩ âm thầm níu giữ một tinh hoa nghệ thuật đang dần mai một.
Bằng những nét vẽ cầu kỳ, tỉ mẩn, ông đã truyền cái thần và cái tâm của mình vàobức vẽ để toát lên thần thái của nhân vật trong bức chân dung. Đó là hoạ sĩ 73 tuổi Từ HoaLợi.
Cửa hàng là vỉa hè
Không có cửa hàng, không có bảng hiệu, hai chục năm nay, hoạ sĩ Từ Hoa Lợi,73 tuổi, vẫn kiên nhẫn ngồi trên vỉa hè tại góc đường Nguyễn Thiện Thuật - Điện Biên Phủ, quận 10để theo nghề vẽ truyền thần. Mặc cho thời gian trôi qua, mặc cho sự thay đổi nhanh chóngcủa công nghệ thông tin và kỹ thuật số, hoạ sĩ vẫn ung dung và miệt mài với nét cọcủa mình qua thời gian biểu mỗi ngày là sáng từ 8 đến 12 giờ, chiều từ 2 - 5 giờ vànghỉ vào ngày chủ nhật.
Hoạ sĩ Từ Hoa Lợi tốt nghiệp đại học Mỹ thuật Hà Nội năm 1959. Sau khira trường ông được phân công làm việc cho đoàn xiếc trung ương với công việc vẽ quảngcáo cho những màn xiếc nhằm thu hút người xem. Khi đó, công nghệ quảng cáo còn lệthuộc hoàn toàn vào đôi tay tài hoa của nghệ sĩ.
Nghề vẽ truyền thần lên ngôi khi nghệ thuật nhiếp ảnh và phục hồi ảnh cũbằng máy vi tính còn là chuyện hiếm. Vì vậy, vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước,công việc vẽ truyền thần của hoạ sĩ Từ Hoa Lợi cũng rất khá giả. Người ta đặt vẽ ảnhthờ, vẽ ảnh chân dung để treo tường, phục chế những tấm ảnh kỷ niệm bị ố vàng, hư hỏng…
Để dựngnên cái thần của nhân vật, cần nhất là cái tâm, cái tài, sự nhẫn nại của hoạ sĩ chứdụng cụ vẽ không mấy quan trọng vì rất đơn giản, chủ yếu là giấy trắng, bột màu đen,bút chì, cọ, gôm. Từ đuôi mày, nếp nhăn, ánh mắt, nếp gấp quần áo của nhân vật đềuđược thể hiện một cách tinh tế, sống động và đầy cảm xúc. Bức ảnh được xem làthành công khi mà khách hàng nhận ra đó là người thân của mình khi còn sống.
"Tuyệt chiêu" trong nghề truyền thần
Hầu hết những trường hợp đến nhờ hoạ sĩ Từ Hoa Lợi vẽ là con cháucủa người quá cố với những tấm ảnh nhân vật được chụp đã sờn cũ, bong tróc. Nhưngcũng có tình huống con cháu của người quá cố muốn nhờ vẽ lại chân dung của cha mẹđể làm ảnh thờ, nhưng họ không còn bức ảnh mẫu nào.
Lúc này, họa sĩ Từ Hoa Lợi vậndụng trí tưởng tượng, khả năng hiểu biết về giải phẫu học để kết hợp với đường nétcủa con cháu người đã khuất, người thì ánh mắt, người thì nụ cười, người thì dángđi... Ông yêu cầu con cháu hay người trong dòng họ ai có nét giống người quá cố thìmiêu tả lại, sau đó ông chắt lọc từng nét, phác thảo thành chân dung của nhân vật. Khiđược xác nhận bức phác thảo rất giống người thân của khách, ông bắt đầu triển khai đểtạo nên bức truyền thần hoàn chỉnh.
Những năm gần đây khi công nghệ kỹ thuật số và phục hồi ảnh cũ pháttriển thì công việc vẽ truyền thần của hoạ sĩ Từ Hoa Lợi cũng trở nên ảm đạm. Tuynhiên, nhờ "tuyệt chiêu" tổng hợp những nét trong huyết thống để tạo nên nhân vật màông vẫn giữ được nghề.
Ngoài những bí quyết của nghề, người nghệ nhân này luôn theo đuổi côngviệc của mình bằng lòng đam mê và trái tim nhạy cảm, điều mà máy móc hiện đại không thaythế được. Hoạ sĩ Từ Hoa Lợi luôn tâm niệm: "Khi nào nghề vẽ truyền thần còn thì nhữnggiá trị đạo đức của xã hội Việt Nam vẫn còn, vì lúc đó thế hệ con cháu vẫn cònnhớ đến ông bà ngày xưa...".
Nghề vẽ với sự tập trung cao độ thường đòi hỏi yên tĩnh và không gianthơ mộng nhưng ông hoạ sĩ già này đã đạt đến mức biết vượt lên trên những chướng ngạivà những tác động của điều kiện xung quanh.
Dường như thế giới qua cái nhìn của hoạsĩ đang ở tuổi "xưa nay hiếm" này không có nhiều thay đổi. Tìm được sự tĩnh tại vàtìm được cách trở về chính mình giữa một Sài Gòn nhiều chuyển động này không phảilà điều dễ dàng, nhất là ở thời đại mà nhiều người bị áp lực và stress trong côngviệc. Ông vẫn vậy, công việc hàng ngày vẫn tiếp diễn, giá vẽ vẫn ở đó, còn tình yêucủa ông dành cho công việc vẽ truyền thần thì luôn tinh khôi như những ngày đầu tiên cầmcọ.
Nguồn SGTT