Ảnh: Pexels.
Nghệ thuật ứng biến khôn ngoan có thể giúp bạn tránh được những rắc rối trong cuộc sống
Cuộc sống muôn vàn rắc rối, người tài hoa, thông minh, lanh lợi nhưng không biết cách bảo vệ mình khỏi những rắc rối, thì quả là một điều thật sự đáng tiếc.
Ông bà ta vẫn thường nói: “chữ Tài liền với chữ Tai một vần”, đó vốn dĩ không phải là một lời nói suông. Dưới đây là những nghệ thuật ứng biến khôn ngoan có thể giúp bạn tránh được những rắc rối trong cuộc sống.
1. Hoa phải nửa nở, rượu phải nửa say
Làm người, nhất là người tài hoa phải vừa bảo vệ mình một cách có hiệu quả, vừa có thể thể hiện tài hoa của mình lại còn phải tự chiến thắng bản thân để tránh xa thói kiêu ngạo.
Phàm gặp việc chớ có bức ép người, phải rèn luyện đạo đức khiêm tốn. Cái gọi là "hoa phải nở một nửa, rượu phải nửa say", có nghĩa là một khi hoa đã nở rộ thì nếu không bị người ta hái tất cũng bắt đầu tàn tạ.
Nhân sinh cũng thế, khi bạn đã đắc ý mãn chí rồi, không còn vươn cao nữa, trong mắt không còn ai, thế thì sớm muộn cũng sẽ trở thành tấm bia để người ta ngắm bắn.
Thế nên, dù có tài hoa đến đâu, cũng cần nhớ: chớ nên cho mình là tài giỏi lắm, chớ có cho mình quá quan trọng, chớ có coi mình là thánh nhân quân tử cứu dân cứu nước. Hãy thu mình lại, thể hiện tài hoa đúng lúc, đúng nơi. Khôn ngoan thể hiện đúng chỗ, đúng thời điểm và vừa đủ, không phô trương, tự đắc.
2. Thông minh chưa hẳn thông minh
Trong cuộc sống, người thật sự thông minh là người biết điều khiển sự thông minh của mình.
Người tài hoa, thể hiện tài hoa đó là bản năng, nhưng kiểm soát được tài hoa của mình, thể hiện đúng chỗ đó lại là bản lĩnh. Có đôi lúc, “giả ngốc” lại khiến ta tránh được nhiều phiền phức.
Là con người, ai cũng có lòng ganh ghét, đố kỵ. Khi bạn thể hiện là mình biết quá nhiều, rất dễ đẩy bạn vào tình thế bị nhiều người dòm ngó.
Nhiều người lại có thói quen sử dụng sự thông minh của mình, quá tự tin, tự phụ mà quên mất rằng, đôi lúc thông minh lại chẳng là thông minh. Thông minh, lanh lợi không đúng chỗ, sẽ thành ra “gậy ông đập lưng ông”.
Cuộc sống muôn hình vạn trạng, tiềm ẩn nhiều rắc rối. Hãy kiểm soát để những tài năng của mình được bộc lộ đúng chỗ, đúng lúc.
3. Vờ không biết lời nói càng hay
Giả vờ không biết là giả vờ không nghe thấy hay nghe không rõ lời của đối phương. Phương pháp này thường dùng trong các cuộc tranh luận để đạt mục đích làm cho đối phương bối rối, gỡ thế bí của bản thân mình. Có thể dùng phương pháp này để cứu vãn những lời lỡ nói gây ra không khí khó chịu.
Người xưa vẫn thường nói, ngựa bốn chân còn vấp, huống hồ người sao chẳng có lúc lỡ lời. Vì thế, trong giao tiếp nếu có lỡ lời, cội nguồn dẫn đến mâu thuẫn gay gắt, cần phải khéo léo ứng xử. Nếu người khác có lỡ lời nói những điều không đúng về mình, thay vì tranh cãi, hãy lờ đi nếu có thể.
4. Có tài mà cậy chi tài
Người xưa vẫn thường dạy, có của quý mà khoe là vời hại đến cho thân mình. Có tài giỏi mà khoe là vời họa đến cho thân mình... Của quý, tài hay, sắc đẹp... là những điều mà ai ai cũng muốn. Muốn mà không đặng thì ganh. Ganh thì tìm cách mà làm hại cho đã lòng đố kỵ... Đó là lẽ dĩ nhiên nó phải vậy.
Người buôn giỏi là người khéo giữ của quý nhưng lại tỏ như người không có gì. Và trong thời nào cũng vậy, có 3 điều “chuốc oán” mà người xưa nhắc nhớ “Tước vị cao, người ta ganh. Quyền thế lớn, người ta ghét. Lợi lộc nhiều, người ta oán".
* Có thể bạn quan tâm
►Năm thói quen ảnh hưởng đến sự thành bại
Nguồn Tổng hợp