Ảnh: Goodfon.

 
Phạm Vũ Thứ Tư | 20/05/2020 20:49

Nghệ thuật khen thưởng: Cứng nhắc và có phần bảo thủ, không phải cứ lấy “đá chọi đá” là có thể đem lại kết quả

Khen thưởng vốn là một nghệ thuật. Dưới đây là những bí kíp để bạn có thể có được “trái tim” của một ai đó với “mức giá” thấp nhất.

1. Người đời coi trọng chữ “Danh”

Người đời rất xem trọng chữ “Danh”. Có đôi lúc, người ta sẵn sàng đánh đổi tất cả để giữ thể diện. Do đó, việc làm tổn thương đến thể diện của một ai đó rất dễ dẫn đến những oán thù.

Con người sống trên đời có khi chỉ vì danh mà bỏ lợi, có khi quên cả mạng sống. Nắm bắt được điểm này thì trong việc xử lý các quan hệ giữa người với người lúc nào cũng thành công.

Nếu bạn động chạm đến danh của một ai đó thì người ta nhất định nổi giận. Còn nếu như bạn làm cho người ta có danh thì người ta sẽ liều mình vì bạn. Đó gọi là kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, thiếu nữ vì chàng trai mà trang điểm.

Nếu như bạn thật tình muốn khen thưởng, quan tâm đến người khác, chân thành yêu mến họ, ban thưởng khẳng khái thừa nhận họ, tất nhiên sẽ có hiệu ứng tâm lý cảm kích và có tác dụng khích lệ họ. Thậm chí họ có thể xem bạn là tri kỷ và có thể báo đáp bạn.

Đó chính là nghệ thuật của sự khen thưởng, làm cho người ta tự hào về chính họ.

2. Lạt mềm buộc chặt

Nếu bạn là lãnh đạo, với những nhân viên cứng nhắc và có phần bảo thủ, không phải cứ lấy “đá chọi đá” là có thể đem lại kết quả. Có thể họ sợ đấy, họ sẽ làm theo những điều bạn nói, vì bạn là sếp cơ mà. Tuy nhiên, làm như thế thì dù cho có chế phục được người ta nhưng cũng không phục được lòng người ta.

Đối với những người này, cần có sự mềm mỏng, giữ thể diện cho họ, khen ngợi những điểm tốt của họ, rồi từ từ để họ nhận ra những điểm yếu của bản thân mà cải thiện.

Ảnh: britannica.
Ảnh: britannica.

Khi ứng xử mềm mỏng, nhẹ nhàng, đối phương cảm thấy được tôn trọng, được lắng nghe, được thấu hiểu. Điều đó làm nảy sinh thiện chí, đối phương đương nhiên sẽ đáp lại cũng trân trọng như vậy. Không ép buộc mà vẫn khiến người khác tự nguyện làm theo, ấy là sức mạnh mềm.

Ngoài ra, những hành động nhẹ nhàng sẽ giúp bầu không khí giao tiếp trở nên thân thiện, thoải mái. Trong tâm thế ấy, người ta dễ mở lòng, dễ bộc lộ nội tâm, và như vậy, việc nắm bắt suy nghĩ của đối tượng trở nên thuận lợi, từ đó “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.

3. Khiến kẻ lười làm việc nặng

Có thể bạn chưa biết, dù là người tốt hay người xấu thì sâu thẳm nội tâm của họ cũng có lòng tự tôn và sự thể diện.

Những người làm việc xấu là bởi vì họ đã phạm phải những sai lầm và bị mọi người khinh bỉ, dè bỉu. Từ đó, họ chỉ còn cách lún sâu vào tội lỗi. Họ gạt lòng tự tôn và thể diện sang một bên bởi vì họ không còn nhận được sự tôn trọng của những người xung quanh nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn nhìn khác đi, cho họ cơ hội làm lại thì họ có thể “hoàn lương”. Ví dụ, bạn giao việc giám sát những người làm việc xấu cho họ, khen thưởng họ, khêu gợi lòng tự tôn và thể diện của họ thì không những họ gánh vác trách nhiệm mà quan trọng hơn nữa, họ bắt đầu chịu trách nhiệm về hành vi của mình như một người bình thường.

Bạn nên nhớ rằng, việc bạn giao trách nhiệm cho ai đó, khuấy động lòng tự tôn và lòng tự tin của họ sẽ tốt hơn rất nhiều những lời phê bình hay sự kỷ luật. Mỗi một cá nhân đều có thể trở nên quan trọng, chỉ cần họ được trao cơ hội.

* Có thể bạn quan tâm 

►Tỉ phú Warren Buffett và 10 thương vụ huyền thoại

Nguồn Tổng hợp