Nam Cực mất 3.000 tỷ tấn băng trong 26 năm qua
Rất rất nhiều băng đã tan! Nam Cực hiện đang tan chảy. Theo một bài báo đăng trên tạp chí Nature on Wednesday ngày 13.6, tác giả của một nhóm gồm 84 nhà khoa học tại 44 tổ chức khoa học trên thế giới, tỷ lệ mất băng từ Nam Cực đang tăng tốc, nhanh chóng.
Giữa năm 1992 và 1997, băng ở Nam Cực đã tan với tốc độ trung bình 49 tỷ tấn (49 gigatons) một năm. Một thập kỷ sau, giữa năm 2002 và 2007, mức thất thoát trung bình hằng năm đã lên đến 73 tỷ tấn, tăng 24 tỷ tấn.
Tiếp tục một thập niên sau đó, từ năm 2012 đến năm 2017, con số đó là 219 tỷ tấn băng bị mất mỗi năm.
Băng ở Nam Cực đang giảm đi rất nhanh. Ảnh: qz.com |
Đánh giá này dựa trên một phân tích của 24 phép đo băng từ dựa trên vệ tinh khác nhau trên lục địa và là một trong những nghiên cứu toàn diện nhất về sự tan chảy của Nam Cực cho đến nay.
Tốc độ băng tan chảy được tập trung ở Tây Nam Cực, nơi thiệt hại đã tăng từ 53 tỷ tấn băng năm 1992 lên 159 tỷ tấn vào năm 2017. Các nhà khoa học từ lâu đã chú ý đến dải băng Tây Nam Cực là khu vực ít ổn định nhất của lục địa và một nghiên cứu hàng đầu của NASA đã xác nhận rằng tổn thất băng đã gia tăng ở đó vào đầu năm nay. Đông Nam Cực dường như mất băng ổn định hơn.
Như chúng ta đã lưu ý trước đây, băng Tây Nam Cực là mối quan tâm đặc biệt bởi vì, bởi nó giống như một tòa nhà đứng trên nền móng không đồng đều, không ổn định, rất dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu nóng lên.
Nếu toàn bộ tấm băng bị mất ổn định và tan chảy ra biển, các nhà nghiên cứu ước tính nó sẽ làm mực nước biển dâng cao 3 mét (9 ft) trên toàn cầu.
Về cơ bản, các thềm băng nằm ngang với mực nước biển, vì vậy một sự gia tăng nhiệt độ nhỏ ở mực nước biển có thể làm tăng nhiệt độ lên một diện tích rộng của thềm băng. Nếu nhiệt độ mực nước biển đang ở gần điểm nóng chảy, thì sự gia tăng nhiệt độ nhỏ có thể làm cho các khu vực rộng lớn của bề mặt các thềm băng tan chảy nhanh chóng.
Nếu tất cả những tảng băng ở Nam Cực tan chảy, nó sẽ làm tăng mực nước biển toàn cầu lên 58 mét (190 feet). Điều đó, tất nhiên, sẽ là thảm họa cho người dân trên khắp thế giới.
Nguồn qz.com