Ảnh: ancient.

 
Kim Anh Thứ Năm | 14/05/2020 15:32

Muốn giữ lại một đường lui cho chính mình, đây là những việc nhất định phải làm

Có những người vì hành động nhất thời, mà khi nhìn lại mình chẳng còn đường lui.

Từ xa xưa, ông bà ta đã lấy “Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” làm tiêu chuẩn để đánh giá đạo đức của một người. Năm đức ấy cũng được coi là nguyên tắc để điều chỉnh các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, sao cho phù hợp với luân thường đạo lý. Trong đó, “nhân” tức là lòng từ nhân, nhân ái được xếp lên hàng đầu. Dùng “nhân” để đối nhân xử thế.

Đi qua biết bao nhiêu thời đại, việc đối nhân xử thế vẫn luôn là một nghệ thuật gắn liền với cuộc sống. Ta đối đãi với người ra sao, để đến khi nhìn lại ta vẫn còn đường lui cho chính mình?

1. Khen nhiều, chê ít

Lời nói như gió thoảng qua tai nhưng trong nhiều trường hợp, nếu sử dụng không khéo sẽ khiến người khác bị tổn thương, thậm chí tổn hại đến chính bản thân mình.

Làm người, nên biết nhìn vào những điểm mạnh của người khác để khích lệ, động viên. Tránh nên chỉ khư khư bắt lỗi, chỉ trích người khác.

Người thông minh là người biết khen có chừng mực, khen đúng để người nghe cảm kích và tin tưởng. Những lời khen giả dối, không xuất phát từ sự chân thành thì sớm muộn cũng khiến bạn trở thành kẻ “thảo mai” trong mắt mọi người.

Đừng công kích, đừng mạt sát ai, nghĩa là đừng chạm vào lòng tự ái của ai cả, nếu mình muốn người ta nghe theo mình, nghe theo cái lẽ phải của mình. Hơn nữa, cái thiện cảm đầu tiên mà mình gây được nơi lòng người, đó là cái chìa khóa thành công của mình sau này.

Ảnh:
Ảnh: Christies

2. Không cậy tài

Người thông minh, tỏ ra thông minh đó là bản năng. Nhưng những người thông minh mà tỏ ra bình thường, giản dị mới là bản lĩnh. Không làm cao, luôn nhún nhường, âm thầm cống hiến mới là cốt cách của kẻ hơn người.

Đừng cố chứng tỏ bản thân với bất kỳ ai, vì điều đó vốn dĩ không có ý nghĩa. Hãy để những việc bạn làm, những kết quả bạn đạt được nói lên điều đó.

Người xưa xử với mình rất nghiêm, mà xử với người rất khoan, bởi vậy, suốt đời không gặp họa. Trọng người hiền là làm cho lòng dân không tranh, quý của khó đặng là khiến lòng dân không trộm đạo; không khoe điều có thể ham muốn được là khiến lòng người không loạn.

3. Đạo nghĩa cương nhu

Làm người, cần biết bao dung với người, điềm tĩnh đối mặt với những điều xảy ra trong cuộc sống. Cần suy xét kỹ mọi tình huống, mềm nắn, rắn buông.

Bước đầu của sự khôn ngoan là biết mình. Chưa phải là người đại dũng mà cố bắt chước làm cái làm của người đại dũng... thế nào cũng hỏng việc... lại còn nguy hiểm cho mình và cho người khác nữa.

Dầu là kẻ tài hoa học vấn cao đến đâu, mà thiếu điềm tĩnh, nhất định không nên giao cho họ những việc lớn của thiên hạ. Thô lỗ, vụt chạc, nóng nảy... là một vấn đề thuộc về tính khí, không ăn chịu gì đến vấn đề thông minh trí thức cả.

Ảnh: wallpapersafari.
Ảnh: wallpapersafari.

4. Cầm lên được bỏ xuống được

Cái gọi là, "cầm lên được" là thái độ bất đắc dĩ của người lúc gặp khó khăn hay không làm được việc. Mỗi con người sinh ra ở đời đều gặp phải thuận cảnh và nghịch cảnh.

Một con người không thể vĩnh viễn làm người anh hùng hay người chiến thắng, nhưng một con người vĩnh viễn là làm một con người. Trong câu này "làm người anh hùng hay người chiến thắng" là chỉ trạng thái "bỏ xuống được". Nói cho cùng phải "bỏ xuống được" mới là thước đo chính xác khí phách của một người hùng. Ở đời, cần biết khi nào nên “cầm”, khi nào nên “buông” kể cả cho mình và cho người.

* Có thể bạn quan tâm 

►Năm thói quen ảnh hưởng đến sự thành bại

Bí quyết vượt qua những khó khăn trong thế giới không ngừng vận động

Nguồn Theo Nghệ thuật đối nhân của người xưa