Vào thời Trung cổ, khi mà mái tóc của phụ nữ, vốn được coi nhưmột biểu tượng khêu gợi cần được che giấu đã xuất hiệnnhững kiểu mũ mềm đầy nữ tính. Đến thế kỷ 18,người làm nghề khâu mũ thủ công ở phương Tây được ví như những nghệ nhân toàn tài với thẫm mỹ vượttrội. Họ sáng tạo nên những kiểu mũ phù hợp với trang phục và địa vị, thuật ngữ "Milliner" chỉnhững nghệ nhân khâu mũ xuất phát từ thành phố thời trang Milan của Italia vì thế đã lan truyềnkhắp châu Âu.
Vào thế kỷ 18, khi dù che nắng chưa trở thành một phụ kiện thờitrang, mẫu mũ kếp xếp tầng được ưa chuộng vì diện tích bao phủ lớn, có thể che được những bộ tócgiả cầu kỳ của các quý cô. Kiểu mũ này có khung đóng mở làm bằng các mảnh gỗ, phiến sừng được khâuvào lớp vải lụa cố định. Một dải băng phía trước giúp người sử dụng thắt chặt mũ vào cằm. Loại vảiđược sử dụng để khâu mũ thường là vải cotton mềm mại. Giới thượng lưu thường trang trí bằng nhữngdải ruy - băng hay nơ cài điệu đà. Các cô gái mang mũ bất cứ khi nào ra đường để che nắng, bảo vệlàn da.
Thế kỷ 18,mẫu mũ kếp xếp tầng được ưa chuộng vì diện tích bao phủ lớn, có thể che được những bộ tóc giả cầukỳ của các quý cô
Đến khoảng năm 1820, loại mũ có lõi dệt từ sợi rơm bắt đầu xuất hiện. Trang trí cho chiếc mũ mangphong cách thôn quê này là những dải lụa và lông vũ. Năm 1830 đến, mang theo một quan niệm mới vềchiếc mũ đội đầu, chúng phải cực lớn để vừa vặn với gương mặt người đội từ phía trước nhưng lại cóđộ phủ rộng hai bên. Một tấm màn che cũng thường xuyên được sử dụng để giữ bí mật về danh tính cũngnhư bảo vệ da mặt khỏi sự tác động của ngoại cảnh. Kích thước vành mũ được thu hẹp đáng kể vào năm1840 nhưng vẫn bao phủ toàn bộ tóc và gương mặt của người sử dụng.
Từ giữa năm 1850, độ sâu của mũđược thu hẹp, để lộ một phần mái tóc và gương mặt người dùng. Từ năm 1860, chiếc mũ đơn giản củangười phụ nữ vượt lên tác dụng che nắng mưa thông thường, trở thành một biểu tượng thời trang. Kíchthước mũ được thu hẹp, hình dáng nông dần và trên chóp mũ thường được trang trí hoa lá, lông vũ.Cuối cùng, chiếc mũ kín đáo một thời chỉ còn là một chóp rơm hoặc tơ tằm rất nhỏ ngự trên đỉnh đầu,trên một mớ tóc lớn của người phụ nữ.
Trong suốt những năm 1870, 1880, những chiếc mũ khiêm tốn được ví như mái của tòa tháp trở thànhmột dấu hiệu nhận biết của những người phụ nữ đã có gia đình. Cùng với phong cách thời trang namtính, chiếc mũ được thiết kế gọn nhẹ hơn để phù hợp với hoạt động sôi nổi của phụ nữ.
Sau những biến đổi về kích thước, tới Thế chiến I, chiếc mũ chophụ nữ đã được tối giản hết mức. Các vật trang trí mũ cũng được hạn chế vì quan niệm trong hoàncảnh chiến tranh, chăm chút thời trang là một biểu hiện của việc lơ là lòng yêu nước. Cuối Thếchiến, vành mũ được sụp xuống, gần với cổ áo, mũ rộng vành trở nên phố biến.
Tới Thếchiến I, chiếc mũ cho phụ nữ đã được tối giản hết mức
Thế chiến II bắt đầu cũng là lúc chiếc mũ búp bê đội hờ trước trán theo phong cách Nữ hoàngVictoria hồi sinh. Cùng với đó là kiểu mũ khăn xếp và kiểu mũ bẹt nông. Sau chiến tranh, số lượngngười đội mũ ngày càng thu hẹp, đồng nghĩa với việc cải tiến và ra đời kiểu mũ nhỏ kèm mạng che mặtvà mũ trùm nửa sau của đầu.
Thế kỷ 20 đến, mũ nón trở thành một thứ phụ kiện của quá khứ.Ngay cả Giáo Hội Công Giáo cũng dỡ bỏ luật mang khăn trùm đầu vào năm 1967. Ngoại trừ những thờiđiểm quá lạnh trong năm, những chiếc mũ hầu như không có giá trị sử dụng. Cho đến năm 1980, khiCông nương Diana đưa những chiếc mũ trở lại lãnh địa thời trang, các mẫu mũ một thời lại được táisản xuất, tái sử dụng/ Tuy nhiên, thời đại mà mũ là một phụ kiện thời trang không thể thiếu đã quahẳn.
Mũ là một trong những phụ kiệnthời trang được nhiều phụ nữ yêu thích