Một người đàn ông đứng đợi khách hàng trên một bãi biển gần như vắng người ở Kuta, Bali vào ngày 20.4. Ảnh: EPA.

 
Phùng Mỹ Thứ Ba | 25/05/2021 14:14

Indonesia sẽ cử hàng nghìn công chức ở Jakarta đến làm việc từ xa tại Bali

Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu giúp khu nghỉ dưỡng dựa vào du lịch phục hồi sau đại dịch.

Theo Nikkei Asian Review, khi các đợt triển khai tiêm chủng diễn ra nhanh chóng trên khắp thế giới, sự chú ý hiện đang chuyển sang loại vaccine khác: hộ chiếu vaccine.

Chính phủ Indonesia đang thực hiện kế hoạch cử hàng nghìn công chức ở Jakarta đến làm việc từ xa tại Bali, nhằm giúp nền kinh tế vốn phụ thuộc vào du lịch của hòn đảo phục hồi sau đại dịch COVID-19.

Tối đa 8.000 nhân viên tại 7 Bộ có khả năng sẽ đủ điều kiện tham gia chương trình, do văn phòng Bộ trưởng Bộ Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư giám sát. Họ bao gồm các nhân viên tại Bộ Năng lượng, Bộ Công trình công cộng và Bộ Giao thông vận tải.

"Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm tạo ra nhu cầu để các khách sạn và nhà hàng ở Bali có thể tồn tại", ông Odo Manuhutu, Phó Bộ trưởng Điều phối Du lịch và Kinh tế Sáng tạo tại Bộ Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư Indonesia cho biết. 

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế Indonesia, tỉ lệ tiêm chủng của Bali hiện là cao nhất và nhanh nhất trong số các tỉnh của Indonesia. Điều này có thể đảm bảo an toàn khi đến thăm Bali.

Ông Odo Manuhutu cho biết: chính phủ Indonesia đang nhắm tới việc tiêm chủng cho 2,8 triệu cư dân Bali từ 18 tuổi trở lên, tức hơn 60% dân số của hòn đảo vào tháng 7 tới. Truóc đó, các quan chức nước này cũng bày tỏ mong muốn khởi động chương trình "làm việc từ Bali" vào tháng 7.

Với 80% nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch và các lĩnh vực liên quan, Bali báo cáo mức giảm sâu nhất trong số 34 tỉnh của Indonesia vào năm 2020 và trong quý I/2021 lần lượt là 9,3% và 9,85%. Trong khi đó, nền kinh tế Indonesia giảm 2,07% và 0,74% trong 2 giai đoạn.

Tỉ lệ lấp đầy của nhiều khách sạn ở Bali chỉ khoảng 8% -10% buộc các nhà chức trách phải tăng cường thúc đẩy du lịch. Việc cử một số công chức đến làm việc từ Bali được cho là sẽ khuyến khích người lao động từ khu vực tư nhân làm theo, do đó giúp Bali lấp đầy khoảng 140.000 phòng khách sạn.

"Chúng tôi hy vọng rằng sự hiện diện của chúng tôi ở Bali sẽ tạo ra hiệu ứng gấp bội", Bộ trưởng Du lịch Sandiaga Uno cho biết. "

Ông Sandiaga Uno nói: “Chúng tôi hy vọng điều này sẽ kích hoạt tâm lý bầy đàn, tiếp theo là các khu vực khác như khu vực tư nhân, các tổ chức học thuật và cộng đồng”.

Hầu hết các nhân viên tại các văn phòng chính phủ ở Jakarta, ngoại trừ những nhân viên thiết yếu, vẫn đang làm việc trên cơ sở 50:50, theo đó họ thường xuyên chuyển đổi giữa làm việc tại văn phòng và ở nhà.

Giám đốc Tiếp thị du lịch Vinsensius Jemadu của Bộ Điều phối du lịch và Kinh tế sáng tạo cho biết: kế hoạch là đưa một nửa số người phải chuyển công tác tại nhà đến làm việc từ Bali, bao gồm cả công việc hành chính và các cuộc họp trực tuyến.

"Chúng tôi có thể đặt ra hạn ngạch cho từng bộ hoặc cơ quan nhà nước. Các công chức sẽ có thể làm việc lần lượt từ Bali cho đến cuối năm", ông Vinsensius Jemadu nói.

Chính phủ Indonesia vẫn đang tính toán ngân sách cho chương trình, con số có thể là "rất lớn”. Chỉ riêng chỗ ở ước tính tiêu tốn ít nhất 3 triệu rupiah (209 USD) mỗi tháng cho mỗi nhân viên. Họ sẽ tập trung ở khu nghỉ mát Nusa Dua, nơi sử dụng nhiều hơn 7.500 lao động trực tiếp và 10.000 lao động gián tiếp, khoảng 40% lao động đã được tiêm vaccine.

 

Bali chỉ đón khoảng 350 lượt khách nước ngoài từ tháng 1 - 4, giảm so với 1,2 triệu lượt trong cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ nhà điều hành sân bay Angkasa Pura. Trong khi đó, lượng khách nội địa giảm từ 993.000 xuống còn 417.000 lượt.

Indonesia đang thảo luận về các thỏa thuận hành lang du lịch tiềm năng với một số quốc gia, bao gồm Singapore, Việt Nam, Anh và Nga. Trước đó, theo các kế hoạch, một số địa điểm ở Bali và những nước láng giềng trực tiếp với Singapore, sẽ được chỉ định là "khu vực xanh" - hoặc khu vực không có COVID-19.

Những người du mục kỹ thuật số sống dựa vào công nghệ. Họ có thể làm việc ở bất kỳ đâu miễn là có internet. Ảnh: TL.
Người làm việc ngành công nghệ. Họ có thể làm việc ở bất kỳ đâu miễn là có internet. Ảnh: TL.

Bên cạnh đó, chính phủ Indonesia cũng đang chuẩn bị các chính sách và cơ sở hạ tầng viễn thông để giúp Bali bắt kịp xu hướng gia tăng của những người du mục kỹ thuật số - một nhóm du khách gồm những người làm việc từ xa và những người làm nghề tự do đi du lịch khắp thế giới và kiếm sống ở bất kỳ đâu miễn là có tốc độ kết nối internet nhanh và đáng tin cậy. Điều này bao gồm một kế hoạch sắp xếp thị thực dài hạn.

Có thể bạn quan tâm:

Liệu thế giới có đạt được miễn dịch cộng đồng?