Nhân viên tại Bộ phận nghiên cứu cá của Bảo tàng Quốc gia Kenya với một con cá Coelacanth do ngư dân nước này đánh bắt ở thị trấn ven biển Malindi vào tháng 4.2001. Ảnh: Reuters.

 
Phùng Mỹ Thứ Ba | 22/06/2021 12:35

“Hóa thạch sống” từ thời khủng long

Coelacanth được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi người ta tìm thấy chúng còn sống ngoài khơi Nam Phi vào năm 1938.

Theo Reuters, loài cá Coelacanth khổng lồ, kỳ lạ vẫn còn tồn tại từ thời khủng long, có thể sống trong 100 năm.

Những con cá có kích thước bằng chiều cao một con người có biệt danh là "hóa thạch sống". Trái ngược với câu thần chú sống nhanh chết trẻ, loài cá sống về đêm này phát triển với tốc độ chậm kinh khủng.

Trước khi bất ngờ được tìm thấy còn sống khỏe mạnh vào năm 1938 ở ngoài khơi bờ biển phía đông Nam Phi, người ta tưởng rằng loài cá này đã tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm.

Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng coelacanth sống khoảng 20 năm. Nhưng một nghiên cứu mới về những cư dân biển sâu to lớn và sống về đêm này cho thấy: chúng có tuổi thọ dài hơn gấp 5 lần so với những gì được biết đến trước đây, tường đương khoảng một thế kỷ. Điều đặc biệt là những con cái mang thai trong vòng 5 năm. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này khiến Coelacanth trở thành một trong những động vật có xương sống có thời gian mang thai dài nhất - thậm chí còn dài hơn cả cá mập diềm sống ở biển sâu Chlamydoselachus anguineus, có thời gian mang thai 3 năm.

Các giai đoạn phát triển của cá coelacanth, một
Các giai đoạn phát triển của cá coelacanth, một "hóa thạch sống" vẫn còn tồn tại từ thời khủng long. Ảnh: AP.

Coelacanths đang bị đe dọa tuyệt chủng đến mức các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu các mẫu vật đã bị bắt và chết. Tập trung vào một trong hai loài coelacanth còn sống, các nhà khoa học xác định rằng nó phát triển và tăng trưởng với tốc độ chậm nhất so với bất kỳ loài cá nào và không đạt đến độ tuổi trưởng thành về mặt sinh dục cho đến khoảng 55 tuổi.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các vòng tăng trưởng hàng năm lắng đọng trên vảy cá để xác định tuổi của từng cá thể - "giống như người ta đọc các vòng trên cây", nhà sinh vật học biển Kelig Mahe thuộc tổ chức hải dương học Pháp Ifremer, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Coelacanths xuất hiện lần đầu tiên trong Kỷ Devon khoảng 400 triệu năm trước, khoảng 170 triệu năm trước khủng long. Chúng được cho là đã biến mất trong cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt đã xóa sổ khoảng 3/4 loài trên Trái đất sau một cuộc tấn công của tiểu hành tinh vào cuối Kỷ Phấn trắng.

Nhà sinh vật học và đồng tác giả nghiên cứu Marc Herbin của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia ở Paris cho biết: “Theo định nghĩa, một hóa thạch đã chết và các loài coelacanth đã tiến hóa rất nhiều kể từ kỷ Devon”.

Coelacanth hay còn gọi là cá vây thùy dựa trên hình dạng của các vây của nó, được cho là đã mở đường cho các chi của động vật có xương sống trên cạn đầu tiên tiến hóa.

Coelacanth cư trú ở độ sâu 800m. Vào ban ngày, chúng ở trong các hang động núi lửa một mình hoặc theo nhóm nhỏ. Con cái thường to hơn con đực, dài tới 2m và nặng 110kg. 

Nhà sinh thái học Bruno Ernande tại Viện nghiên cứu biển của Pháp cho biết: mặc dù các loài Coelacanth không liên quan về mặt di truyền và cho thấy sự khác biệt lớn về mặt tiến hóa, chúng già đi chậm lại như những cư dân khác của biển sâu là cá mập và cá đuối. “Chúng có thể đã phát triển lịch sử cuộc sống tương tự bởi vì chúng đang chia sẻ những môi trường sống giống nhau”, ông Bruno Ernande nói.

Có thể bạn quan tâm:

Viên kim cương lớn thứ ba thế giới được phát hiện ở Botswana