Mưa xối xả gây ra lũ lụt lớn ở phía tây nam Nhật Bản. Nguồn ảnh: Nikkei Asian Review.
Hiện tượng "sông trời" khiến cả Nhật lẫn Trung Quốc chìm trong biển nước
Mưa lớn đang gây ra đợt lũ lụt lịch sử dọc theo sông Dương Tử và hàng trăm con sông khác ở Trung Quốc, khiến hơn 150 người thiệt mạng, gây áp lực lớn lên đập thủy điện lớn nhất thế giới - đập Tam Hiệp. Ít nhất 40 triệu người sinh sống ở các vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, con số này tương đương tổng số dân của Brunei, Malaysia và Singapore cộng lại. Tình hình mưa lũ ở các nhánh sông Dương Tử và hơn 400 con sông nhỏ khác ở Trung Quốc đang cực kỳ nghiêm trọng.
Những đám mây bão trên Thâm Quyến sau cơn bão năm 2018: Đông Á đã hứng chịu một loạt các thảm họa thời tiết trong những năm gần đây. Nguồn ảnh: Reuters. |
Trong khi đó, tại Nhật Bản, mùa mưa được cho là đã kết thúc vào ngày 20.7 ở khu vực phía tây nam Amami. Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tổng lượng mưa trên cả nước đạt 208,3 m nước mưa, con số kỉ lục trong vòng 38 năm trở lại đây.
Theo Trung tâm Khí hậu Quốc gia Trung Quốc, mùa mưa của Trung Quốc năm nay bắt đầu vào ngày 1.6, sớm hơn một tuần so với bình thường. Lượng mưa lớn tập trung chủ yếu ở vùng trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử, tuyến đường thủy dài nhất nước này. Tính đến ngày 9.7 lượng mưa trung bình là 370 mm. Mức này tương đương với kỷ lục vào năm 1961 và cao hơn 55 mm so với năm 1998 khiến hàng ngàn người tử vong và vô số tài sản bị phá hủy.
Các quan chức Trung Quốc cho biết, những cơn mưa nhiệt đới năm nay là kết quả của hơi nước khổng lồ từ Vịnh Bengal gặp không khí lạnh từ phía Bắc.
Các trận mưa lớn ở cả hai quốc gia dường như đều là kết quả của cùng một hiện tượng thời tiết: sự ngưng tụ của các đợt gió mùa gắn liền với gió mùa xuân và mùa hè hàng năm của khu vực. Một số chuyên gia cho rằng, nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn bình thường quanh Ấn Độ Dương. Chính bề mặt nóng hơn bình thường của biển ở Ấn Độ Dương kết hợp với gió mùa vào mùa xuân và mùa hè ở các khu vực tạo nên mưa lớn bất thường trong năm nay.
Theo Giáo sư Hisashi Nakamura thuộc Đại học Tokyo, nhiệt độ cao đã tạo ra những luồng khí nóng lớn, làm tăng cường hoạt động đối lưu. Dòng không khí này bay về phía biển Philippines và hướng về phía dưới, cuối cùng bị chặn lại bởi những dòng khí hướng lên trên ở trong vùng, làm suy yếu hoạt động đối lưu.
Hiện tượng này đã tạo điều kiện cho các dòng khí tích tụ thêm nhiều hơi ẩm và gây mưa nhiều hơn trên khắp các khu vực.
Khi phân tích độ ẩm trong khí quyển, giáo sư Kazuhisa Tsuboki của Đại học Nagoya đã xác định hiện tượng “dòng sông khí quyển” hày còn gọi là “sông trời”. "Con sông" dài khoảng 500 km có thể mang theo khoảng 500.000 đến 600.000 tấn hơi nước mỗi giây từ Ấn Độ Dương và Biển Đông trong khoảng thời gian 10 ngày, gây ra những trận mưa going lớn.
Ông Tsuboki cho biết, tổng lượng nước bốc hơi "lớn gấp 3 lần so với lượng nước trong trận lũ lụt ở miền Tây nước Nhật Bản hồi năm 2018”.
Điều này đã gây ra những cơn mưa lớn bất thường và dồn dập ở Nhật. Tổng cộng 82 trận mưa vượt mức 50mm mỗi giờ đã được ghi nhận trong 10 ngày đầu tháng 7, phá vỡ các kỉ lục trước đó.
Trong bối cảnh đó, dự kiến cả Nhật lẫn Trung Quốc đều không đủ khả năng để đối phó với lũ lụt.
Đập Tam Hiệp của Trung Quốc trên sông Dương Tử xả nước để hạ thấp mực nước trong hồ chứa sau mưa lớn và lũ lụt trên khắp đất nước, tại Yichang, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 15.7. Nguồn ảnh: Reuters. |
Lũ lụt liên tục mà không có dấu hiệu của chấm dứt sẽ làm chậm quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Mặc dù, công bố mức tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước trong quý II của Trung Quốc tốt hơn dự kiến là 3,2%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này chủ yếu do đầu tư vào ngành công nghiệp thay vì chi tiêu tiêu dùng.
Theo báo cáo hôm thứ ba 21.7 của S&P Global Ratings – một trong ba cơ quan xếp hạng tín dụng lớn và uy tín nhất thế giới, “Nhu cầu theo hướng kích thích chưa được chuyển sang tiêu dùng tư nhân là động lực tăng trưởng. Cho đến khi đó, sự phục hồi của Trung Quốc sẽ vẫn mất cân bằng và dễ bị sốc”. Thiệt hại từ đợt mưa lũ năm nay, Trung Quốc ước tính là 9,2 tỉ USD và 24 triệu nạn nhân, điều này cản trở sự phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Nguồn Nikkei Asian Review