Đề tài xuyên không không mới lạ nhưng “Gặp Lại Chị Bầu” là số ít phim Việt dám mang điều này lên màn ảnh rộng.

 
Thùy Linh Thứ Bảy | 04/05/2024 15:32

Hành trình trở về quá khứ đầy xúc động và sự thấu hiểu cùng “Gặp Lại Chị Bầu”

“Gặp Lại Chị Bầu” trên Galaxy Play: Chuyến phiêu lưu về quá khứ và thấu hiểu tình mẫu tử thiêng liêng.

Nhớ lại cơn sốt của "Cua Lại Vợ Bầu" cách đây 5 năm, nhiều người đã nghĩ rằng "Gặp Lại Chị Bầu" sẽ tiếp tục chủ đề vợ bầu với sự kết hợp của Diệu Nhi và Anh Tú. Nhưng điều bất ngờ lớn nhất lại là sự độc lập của nội dung trong bộ phim này.

"Gặp Lại Chị Bầu" dẫn dắt khán giả vào một hành trình tìm kiếm lời giải cho những băn khoăn của Phúc về nguyên nhân cho sự tồn tại của mình. Là một chàng trai mồ côi từ thuở nhỏ, Phúc mang theo nỗi lo sợ và cảm giác bị bỏ rơi. Trong một lần thiếu nợ nhóm cho vay, Phúc chạy trốn và vô tình rơi xuống sông. Tuy giữ được tính mạng nhưng trớ trêu thay Phúc lại “xuyên không” về quá khứ của năm 1997.

 

Đạo diễn Nhất Trung nắm giữ nhịp phim tương đối khéo léo. Ở nửa đầu tác phẩm, hành trình của Phúc chủ yếu tìm cách để trở về thực tại. Các mảng miếng hài hước bởi khoảng cách thế hệ được khai thác triệt để, Phúc phải mất nhiều thời gian để thích nghi với tình cảnh hiện tại. Đến giữa phim, khi Phúc đã chấp nhận đối diện thực tế rằng mình sẽ còn kẹt ở đây khá lâu, góc khuất về thân thế của anh được giải đáp dần dần. Diễn biến kịch bản được xây dựng chặt chẽ để dẫn dắt khán giả đến với “cú nổ” hoàn hảo vào cuối phim. Khi mà mọi thắc mắc đều có lời giải hợp lý, cảm xúc của người xem cũng được đẩy lên cao trào, và đấy chính là lúc triết lý về tình mẹ, về sự hy sinh và cả hình ảnh linh thiêng nhất của tình mẫu tử được vị Đạo diễn này truyền tải trọn vẹn.

 

Đề tài xuyên không không mới lạ nhưng “Gặp Lại Chị Bầu” là số ít phim Việt dám mang điều này lên màn ảnh rộng. Nhờ vậy, thế hệ 8x-9x có cơ hội quay về tuổi thơ khi tái ngộ những ký ức thân quen thuở nào. Đấy là những tiệm cho thuê băng video với hàng tá poster phim Hồng Kông vang bóng một thời. Thách thức của thể loại phim “xuyên không” nằm ở bối cảnh. Ekip “Gặp Lại Chị Bầu” đã nghiên cứu và tìm hiểu rất kỹ để có thể tái hiện không gian các con hẻm nhỏ với sạp báo, quán ăn lề đường, cửa tiệm trò chơi điện tử 4 nút, chiếc Honda DD đỏ của chú xe ôm, cách gọi cầu Thủ Thiêm hay Phà Thủ Thiêm thì khác gì nhau... Trang phục trong phim cũng được chăm chút để toát ra được vẻ hoài niệm đúng với tinh thần những năm 90. Đặc biệt, sự xuất hiện của “anh Bo” Đan Trường với kiểu tóc 2 mái huyền thoại gây hot trend ở thời điểm đó, phim còn có phân đoạn nhân vật Huyền (Diệu Nhi) làm người mẫu đóng MV ca nhạc “Đi Về Nơi Xa” và nội dung video này được dàn dựng khá giống với bản đời thật góp phần làm điểm nhấn thuyết phục thêm cho người xem càng tin về bối cảnh Sài Gòn thập niên 90.

 

Diệu Nhi và Anh Tú đã có sự tiến bộ đáng kể trong diễn xuất. Họ không chỉ tập trung vào phần hài hước mà còn đẩy mạnh cảm xúc cho nhân vật. Anh Tú đem lại sự đa chiều cho nhân vật Phúc, trong khi Diệu Nhi thể hiện được sự dịu dàng và điềm tĩnh của Huyền. Mọi hành động hay xung đột giữa hai nhân vật này đều hướng người xem đến cùng một thông điệp: "Bạn đã thực sự hiểu về sự hy sinh của cha mẹ mình hay chưa? Bạn đã sống xứng đáng với tình yêu thương của cha mẹ chưa?".

Các diễn viên khác như Lê Giang, Ngọc Phước, Quốc Khánh đều thể hiện tròn trịa vai trò của mình. Bên cạnh đó, sự góp mặt hài hước của “cameo” Kiều Minh Tuấn, Mạc Văn Khoa, Nam Thư làm cho khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình.

Tóm lại, "Gặp Lại Chị Bầu" là một tác phẩm đầy tình cảm, tôn vinh tình mẹ và sức ảnh hưởng của họ đối với con cái. Đây là một lựa chọn tuyệt vời vào dịp ngày của mẹ, độc quyền trên ứng dụng Galaxy Play.

Xem phim Tại Đây

Galaxy Play - thành viên của tập đoàn giải trí và giáo dục Galaxy EE - là nền tảng xem phim trực tuyến lớn tại Việt Nam, với 13 triệu người đăng ký và hơn 3 triệu người dùng thanh toán tích lũy. Nền tảng sở hữu bản quyền nhiều "bom tấn" điện ảnh Việt trăm tỉ như: “Mai”, “Gặp lại chị bầu”, “Cua lại vợ bầu”, “Mắt biếc”, “Bố già”, “Tiệc trăng máu’, “Lật mặt”, “Em và Trịnh”, “Nhà Bà Nữ”, “Đất Rừng Phương Nam". 

Có thể bạn quan tâm 

Sân khấu kịch qua tư duy người trẻ