Cụ Wu Huang-yi, 80 tuổi, chuẩn bị guabao - bánh bao hấp - tại Chợ đêm Hoa Tây ở Đài Bắc. Nguồn ảnh: AFP.

 
Mai Nam Thứ Năm | 27/08/2020 14:01

Hành trình một người bán hàng rong ở Đài Loan đoạt giải thưởng Michelin

Người bán hàng rong Đài Loan bán bánh hấp với giá dưới 2 USD được Michelin công nhận.

Theo AFP, sự chăm chỉ và cống hiến của ông Wu Huang-yi cuối cùng đã được đền đáp, khi mà tháng này ông ấy được Michelin công nhận và trao một suất trong danh sách Bib Gourmand của hướng dẫn viên ẩm thực. Giải thưởng này được trao cho các quán ăn phục vụ bữa ăn ba món đẳng cấp nhất với giá thấp hơn 1.000 Đài tệ (34 USD).

Một đám khói nghi ngút bay lên không trung khi người bán thức ăn đường phố Wu Huang-yi ở Đài Loan mở nắp một chiếc giỏ hấp khổng lồ để cho ra lò một mẻ bánh gồm 20 chiếc bánh nóng hổi.

Đó là vào giờ ăn trưa tại Chợ đêm Phố Hoa Tây của Đài Bắc, khu chợ lâu đời nhất của thành phố - và một hàng dài thực khách đang xếp hàng đợi tại quầy hàng của cụ Wu Wu Huang-yi. Thực khách với cái bụng trống rỗng đang háo hức muốn nếm thử món thịt lợn có mùi thơm thoang thoảng từ nồi thép sủi bọt trong căn bếp chật chội.

Đầu bếp tự học Wu Huang-yi năm nay đã 80 tuổi, cụ đã hoàn thiện công thức ướp thịt của mình hơn 20 năm trước. Hàng ngày ông vẫn đi chợ vào lúc 5 giờ sáng để tự tay lựa chọn món thịt ba chỉ mà ông sẽ hầm hàng giờ trong sự pha trộn nguyên liệu đặc biệt của mình. Cụ Wu Huang-yi chia sẻ: “Bánh của tôi khác với những người khác, tất cả đều được làm thủ công. Nó ngon vì nó rất mềm và dai”.

Trong tiếng Đài Loan, bánh bao hấp được biết đến với cái tên guabao là một loại bánh hấp hình tròn, được gấp đôi và nhồi thịt kho, rau muối, rau mùi và đậu phộng. Nguồn ảnh: AFP.
Trong tiếng Đài Loan, bánh bao hấp được biết đến với cái tên guabao là một loại bánh hấp hình tròn, được gấp đôi và nhồi thịt kho, rau muối, rau mùi và đậu phộng. Nguồn ảnh: AFP.

Trong tiếng Đài Loan, guabao là một loại bánh hấp hình tròn dẹt, được gấp đôi và nhồi thịt kho, rau muối, rau mùi và đậu phộng xay. Hình dạng của nó giống với thỏi hình con thuyền của Trung Quốc cổ đại, vì vậy guabao biểu thị sự thịnh vượng và thường được phục vụ trong các bữa tiệc cưới và các sự kiện của công ty.

Theo ông Wu Huang-yi, “Mọi thứ đều được làm theo truyền thống và đó là lý do tại sao nó có vị ngon”. Tuy nhiên, ông chủ tiệm bánh Wu Huang-yi chỉ bán những chiếc guabao với giá dưới 2 USD mỗi chiếc tại quầy hàng của mình, nơi mà cả gia đình ông bao gồm vợ, 2 đứa con lớn và 1 cháu trai phụ giúp.

Dù đã 80 tuổi, Đầu bếp tự học Wu Huang-yi hàng ngày vẫn đi chợ vào lúc 5 giờ sáng để tự tay lựa chọn món thịt ba chỉ mà ông sẽ hầm hàng giờ trong sự pha trộn nguyên liệu đặc biệt của mình. Nguồn ảnh: AFP.
Dù đã 80 tuổi, Đầu bếp tự học Wu Huang-yi hàng ngày vẫn đi chợ vào lúc 5 giờ sáng để tự tay lựa chọn món thịt ba chỉ mà ông sẽ hầm hàng giờ trong sự pha trộn nguyên liệu đặc biệt của mình. Nguồn ảnh: AFP.

Đài Loan, nơi có truyền thống ẩm thực địa phương phong phú cũng như một loạt các món ăn được các cộng đồng nhập cư Trung Quốc mang đến hòn đảo, hiện đã có hơn 200 mục trong danh sách của Michelin.

Đối mặt với viễn cảnh ảm đạm của ngành du lịch, nhiều đầu bếp Michelin đã quyết định đổi mới bản thân và bắt đầu kinh doanh dịch vụ mang đi và giao hàng. Có người còn chờ chính phủ cho phép để cung cấp dịch vụ nấu ăn tại nhà của khách hàng.

Không phải đầu bếp Michelin nào cũng đạt được thành công, có người đã từng thất bại và phá sản. Đặc biệt là với thời kỳ khủng hoảng ảm đạm trước mắt, việc nhận được giải thưởng của Michelin sẽ là nguồn động viên lớn không chỉ riêng ông Wu Huang-yi mà còn cho những người đầu bếp khác trên khắp thế giới.

Có thể bạn quan tâm:

► "Vua lẩu" Haidilao vẫn giàu nhất Singapore dù đại dịch