Chủ Nhật | 06/07/2014 16:06

Hạnh phúc có thể thay GDP làm thước đo phát triển quốc gia

GDP là chỉ số đánh giá quốc gia phát triển hay không, nhưng không nói được gì về cuộc sống của cư dân nước đó.
kte-5516-1404618960.jpg

Một quốc gia được xem là phát triển có thể không phải nhờ vào GDP mà dựa trên chỉsố hạnh phúc của cư dân nước đó.

Vài năm gần đây, các chuyên gia đã đi tìm định nghĩa và cách đo đếm "hạnh phúc"khi đặt trong bối cảnh một nền kinh tế phồn thịnh. Theo CNN, tăng trưởng kinh tế tính dựatrên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không thực sự phản ánh nhiều về cuộc sống của người dân.

"Ví dụ, tắc đường có thể làm tăng GDP do mức tiêu thụ nhiêu liệu lớn hơn, nhưngrõ ràng đây không phản ánh được cuộc sống", nhà kinh tế học người Mỹ Joseph Stiglitz nhận định. Ôngtừng là người đoạt giải Nobel về kinh tế năm 2001 và đang là giáo sư tại Đại học Columbia (Mỹ).

Lâu nay người ta vẫn cho rằng kinh tế càng tăng trưởng càng tốt. Các nhà làm luậtluôn tranh luận về căn cứ cách tính dựa trên lượng công ăn việc làm được tạo ra và tăng của GDPnhưng lại chẳng mấy người nhìn trên phương diện người dân của một nước có hạnh phúc hay không, mộtkhái niệm mà trong đó thu nhập chỉ chiếm một phần.

Điển hình là bang Bắc Dakota (Mỹ). Kinh tế của bang tăng gấp đôi trong vòng 25năm qua nhờ dầu mỏ, từ đó thu nhập của người dân cũng cao hơn, nhưng kéo theo là giá cả đi lên,tình trạng giao thông rồi tội phạm, còn nhà đất thì thiếu thốn.

Hạnh phúc dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau, từ sức khỏe, giáo dục cho tới môitrường và văn hóa hay chất lượng chính quyền, cộng đồng, thậm chí là việc một người sử dụng thờigian của mình ra sao. Ngày càng nhiều người cho rằng hạnh phúc nên được tính toán và sử dụng nhưmột công cụ nhằm hình thành các chính sách và theo dõi tiến trình xã hội.

Đất nước Bhutan nhỏ bé đã tiên phong trong tư tưởng này khi đưa ra chỉ số tổnghạnh phúc quốc gia từ hàng thập kỷ trước. Trong khi đó, phần còn lại của thế giới đang chậm chạpbắt theo xu hướng này. Năm 2011, Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết khuyến khích cácquốc gia tính mức hạnh phục của người dân nước mình và sử dụng điều đó để ban hành chính sáchcông.

Gần đây nhất, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã ban hành hướng dẫncho các quốc gia nhằm "đo" mức hạnh phúc. Tại Mỹ có 4 bang gồm Maryland, Vermont, Oregon vàColorado đã phát triển chỉ biểu GPI nhằm xác định nhất quán những tác động mà chi phí và nhiều yếutố khác có ảnh hưởng đến kinh tế.

Báo cáo hạnh phúc toàn cầu 2013 của tổ chức Mạng lưới giải pháp phát triển bềnvững (SDSN) có ghi: "Những người hạnh phúc sống lâu hơn, làm việc năng suất và kiếm được nhiềutiền, vì thế họ là những cư dân tốt hơn. Mọi người nên nâng cao hạnh phúc vì những lợi ích mà điềunày mang lại".

Nguồn Vnexpress


Sự kiện