Các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp kích thích não sâu (DBS), vốn được áp dụng để điều trị bệnh Parkinson, để xác định chứng trầm cảm. Ảnh: Medicana.
Giới y khoa Mỹ tìm ra cách mới xác định chứng trầm cảm
Tạp chí Công nghệ MIT của Mỹ vừa công bố kết quả một cuộc nghiên cứu khoa học về thần kinh con người. Theo đó các nhà khoa học đã tìm ra phương pháp kích thích não sâu (DBS), vốn được áp dụng để điều trị bệnh Parkinson, để xác định chứng trầm cảm.
Với phương pháp này, các nhà khoa học sẽ phẫu thuật não, cấy các điện cực vào khắp não bệnh nhân (vì chứng trầm cảm không bao giờ chỉ giới hạn ở một vùng não) để tìm ra mối liên hệ giữa hoạt động của não và tâm trạng người bệnh (ảnh).
Hiện tại, trầm cảm được chẩn đoán thông qua quá trình tư vấn và cách tiếp cận này có thể còn thiếu sót. Trong khi đó, cấy điện cực có nhược điểm là xâm lấn và tốn kém, tuy nhiên dữ liệu từ đó có thể được sử dụng để tạo ra “bản đồ” tổng quát về hoạt động của não.
Sử dụng “bộ giải mã tâm trạng” của hoạt động điện cơ bản, các nhà khoa học có thể xác định tâm trạng của từng bệnh nhân mà không cần đặt ra những câu hỏi chủ quan. |
Theo Tiến sĩ Sameer Sheth, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Đại học Y Baylor ở Houston, đây là minh chứng đầu tiên về việc giải mã thành công và nhất quán tâm trạng của con người ở nhiều vùng não, nâng cao đáng kể sự hiểu biết về bệnh trầm cảm, cho phép các bác sĩ xác định mức độ trầm cảm của một người, thiết lập “bộ giải mã tâm trạng” để từ đó có thể điều trị trầm cảm bằng cách sử dụng các phương pháp kích thích thần kinh, chẳng hạn.
Sử dụng “bộ giải mã tâm trạng” của hoạt động điện cơ bản, các nhà khoa học có thể xác định tâm trạng của từng bệnh nhân mà không cần đặt ra những câu hỏi chủ quan. Mặc dù DBS có thể không hiệu quả với tất cả những người bị trầm cảm mãn tính, nhưng kết quả của nghiên cứu đầy hứa hẹn, giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh khách quan, hợp lý và hy vọng sẽ trở thành một bước tiến lớn cho khoa học thần kinh.
Có thể bạn quan tâm: