Sinh viên Trường Long Bay College.
Giáo dục New Zealand lên kế hoạch thu hút sinh viên châu Á
Năm 2019, giáo dục quốc tế đã đóng góp 5,23 tỉ USD cho nền kinh tế New Zealand với Trung Quốc và Ấn Độ chiếm 47% tổng số sinh viên quốc tế đăng ký. Và trong khi đại dịch đã chặn thị trường trực tiếp trong một thời gian, kế hoạch đa dạng hóa nơi những sinh viên này đến đã được nhen nhóm.
Tuyên bố về kỳ vọng hiệu suất năm 2022 của Giáo dục New Zealand nêu cụ thể rằng “tỉ lệ phần trăm giá trị của ngành từ các thị trường bên ngoài 2 thị trường hàng đầu được tăng lên”.
Giám đốc khu vực châu Á của Education NZ Ben Burrowes cho biết khi ngành này tự tái thiết, việc đa dạng hóa là rất quan trọng. “Vì vậy, rõ ràng là chúng tôi không muốn quá phụ thuộc vào 1 hoặc 2 quốc gia cụ thể và chúng tôi muốn học sinh Kiwi của mình được học cùng với tất cả các quốc tịch, nền văn hóa, tôn giáo khác nhau. Điều này bổ sung vào mục tiêu của chính phủ chúng tôi nhằm đa dạng hóa nhóm sinh viên đó”.
Ông cho biết, Education NZ (Cơ quan chính phủ phụ trách sinh viên quốc tế) đã làm việc chăm chỉ để duy trì “thương hiệu New Zealand tồn tại” trong 2 năm qua bằng cách sử dụng các công cụ tương tác ảo, chẳng hạn như bài giảng ảo cho khách mời, lớp học số, và điều đó đã có hiệu quả. “Tôi đã có thể quay trở lại những quốc gia đó và nhận thấy tình cảm cực kỳ tích cực từ các sinh viên và trường học về New Zealand rằng chúng tôi vẫn sát cánh cùng họ.
“Không có giá trị thương mại nào trong những mối quan hệ đó”, bà Jayne Jones, Phó Hiệu trưởng trường Long Bay College về những hoạt động kết nối trực tuyến trong suốt thời gian dịch với 2 trường trung học công lập đối tác tại TP.HCM và 3 trường trung học tại Hà Nội. “Chúng tôi muốn duy trì môi trường đa văn hóa cho các học sinh New Zealand và các nước khác”, bà Jayne Jones nói về việc bù đắp sự đa dạng văn hóa ở một quốc gia chỉ vỏn vẹn 5 triệu dân trên diện tích tương đương Việt Nam.
Burrowes cho biết còn rất nhiều việc phải làm, do biên giới New Zealand mở cửa tương đối muộn so với các quốc gia cạnh tranh. “Nhưng chúng tôi tích cực ở chỗ thương hiệu vẫn còn và chắc chắn cảm thấy tích cực hơn nhiều khi biên giới mở cửa trở lại và mọi người giờ đã rõ hơn rất nhiều về thời điểm họ có thể đến New Zealand”.
Giáo dục New Zealand đã bắt đầu hướng tới những sinh viên “có giá trị cao hơn” và trước đại dịch với mỗi sinh viên đóng góp 44.951 USD - gần gấp đôi so với 5 năm trước. Một báo cáo do Bộ Ngoại giao và Thương mại chuẩn bị ghi nhận sinh viên Hàn Quốc đóng góp nhiều tiền nhất trên đầu người. Các quốc gia châu Á khác đều đang hướng tới tăng trưởng bao gồm Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines và Nhật, Trung Quốc và Việt Nam.
Đào tạo công dân toàn cầu là một trong 3 mục tiêu của Chiến lược Giáo dục Quốc tế giai đoạn 2022-2030 của New Zealand. Bà Jayne Jones cho biết: “Công dân toàn cầu sẽ là thế hệ tìm ra cơ hội và điều hướng những vấn đề phức tạp của thế giới bằng sự hiểu biết, năng lực của mình. Bên cạnh tôn trọng giá trị cá nhân, tôi cho rằng một công dân toàn cầu cũng cần công nhận tiềm năng và quan điểm của người khác, từ đó chung tay vì vấn đề chung của nhân loại".
Vào tháng 4 vừa qua, một phái đoàn đã đến thăm Việt Nam trong khuôn khổ Ngày hội Công dân Toàn cầu do hệ thống trường IGC tổ chức, các đơn vị giáo dục New Zealand đã chia sẻ một số sáng kiến trong việc đào tạo công dân toàn cầu. Sau đó, các chuyên viên phụ trách đại lý sẽ có mặt tại quốc gia này vào tháng 6 để tổ chức hội thảo về đại lý cũng như các hoạt động kết nối khác.