Giải bài toán mang tên giày Tây
Với tôi, đã qua rồi cái thời điểm mà nhìn đâu cũng thấy các chàng trai quanh mình đi những đôi sneakers đến khăp mọi nơi. Và mùa thu trước xuống phố, tràn ngập xung quanh là những anh chàng trong combat boots và đặc biệt là Dr.Martens – bất kể có phù hợp hay không. Đó cũng là lúc tôi nhận ra rằng phần đông nam giới Việt Nam chưa tận dụng tối đa được kho giày Tây quý báu. Tôi muốn phá bỏ những quan điểm sai lầm như “giày Tây chỉ dùng đi làm” và “cùng lắm có Moccas thì dễ phối đồ” và giới thiệu với các bạn sự đa dạng và phong phú về cách sử dụng giày Tây.
Tôi luôn quan niệm rằng chúng ta phải hiểu những món đồ mình mặc trên người, để có thểphát huy được vẻ đẹp của chúng tới mức tối đa. Hãy bỏ qua cái thời kỳ mà các trang mạng và cửa hàngthời trang quy chụp cho toàn bộ Brogue thành Oxford và Loafers thành Moccas; hãy bắt đầu bằng việchọc tên các loại giày Tây cơ bản và tìm hiểu cách phối hợp mỗi loại để đem lại hiệu quả tối ưu.
Brogue vs Blutcher
Trước tiên tôi muốn giới thiệu bạn với bạn về Brogue - một mẫu giàyquá đỗi quen thuộc mà không phải ai cũng biết tên:
Trước đây Brogue chỉ được coi là thích hợp với những buổi đi chơi, hoạt động ngoàitrời và không phù hợp với đi làm hay những dịp trang trọng, nhưng ngày nay bạn có thể sử dụngBrogue tại khắp mọi nơi.
Một loại giầy Brogue mà tôi rất thích là Spectator, sự phối hợp đadạng giữa các loại da với các màu sắc khác nhau của Spectator cho tôi cảm nhận về một chàng traisành trong cách ăn mặc và có một chút gì đó quý tộc.
Vậy còn phần đông những đôi giầy hình thành trong giới công sở thì được xếp vàoloại nào? Câu trả lời là Blucher
Với những đôi Blucher, bạn nên chú trọng hơn vào phom giầy, chất liệu và cách xử lý davà những chi tiết tưởng chừng là nhỏ nhưng sẽ hoàn thiện bộ đồ bạn mặc. Ví dụ như phần tassel ở dâygiày, phần viền da đen cho một đôi Blucher màu vang đỏ hay phần đế trái màu
Oxford vs Derby
Bạn có thể cho tôi biết đâu là một đôi Oxford không?
Cùng thuộc dòng giày da xỏ dây nhưng diểm phân biệt một đôi giày Oxford và một đôiDerby chính là phần mui giày
Derby: Mui giày thay vì khâu khít đáy sẽ để mở. Điều này giúp Derbydễ đi và cũng thoải mái hơn so với Oxford. Tuy nhiên vì điều này Derby được cho là thích hợp vớitrang phục thường ngày hơn là công sở.
Oxford: Mui giày được khâu khít đáy và đặc biệt, lỗ xỏ dây giày vàmui dày được khâu ở mặt trong tạo nên một sự chỉnh chu khiến Oxford phù hợp với các sự kiệnformal.
Tuy nhiên không vì lý do này mà bạn chỉ đi Oxford đi tiệc và Derby đi gặp bạn bè. Mộtđôi Derby đen với chú chút trang trí nhẹ ở mũi giầy như thế này hoàn toàn phù hợp cho đi làm banngày và "đi khách" ban đêm.
Hay như một đôi Oxford phối panel màu đen nhám carbon thế này, trừ khi bạn làm trongngành thời trang, tôi không khuyên bạn đem em ấy đi làm.
Monk
Loại giấy tiếp theo tôi muốn giới thiệu với các bạn là những đôi Monk thời thượng.Những đôi giày không buộc dây mà sử dụng khoá (buckle) như thế này được xếp vào Monk.
Những năm trở lại đây, những đôi Monk hai khoá (double-buckle strap) đã trở thành traolưu mới và tiếp tục làm mưa làm gió trên sàn thời trang thế giới:
Loafers vs Moccasins
Loại giầy cuối cùng mà tôi muốn nhắc đến chính là những đôi giày lười (slip-on shoes)và 2 loại phổ biến nhất ở Việt Nam là Loafers và Moccas. Điều lạ nhất là tôithấy khá nhiềucác bạn trẻ hay chọn những đôi giày lười thế này đi làm:
Một điều quan trọng tôi học được chính là: Loafers & Moccas thường ít được sử dụngnhư giầy công sở. Hai loại giầy này nên sử dụng vào hoạt động đời thường như đi dạo phố, đishopping hay dùng khi bạn phải lái ôtô đường dài và cần sự thoải mái cao.
Với tôi, giày Tây luôn là nguồn cảm hứng vô tận, là điểm hoàn thiện cho một bộ suits đẹp và cũnglà bệ đỡ vững vàng của một người đàn ông. Hãy bỏ ngay tư duy chỉ cần một hai đôi giày da đenlà đủ và bắt đầu biến tủ giày của bạn trở nên phong phú hơn với những loại giày phù hợp với nhữngmục đích sử dụng khác nhau, đa dạng hơn về màu sắc và chất liệu và quan trọng hơn cả, hãy nhớ mùathu này: giầy Tây không chỉ dùng để đi làm.